Bà bầu ăn sữa chua có tốt không & Bí mật không phải ai cũng biết

Thu gọn
Mục lục

Sữa chua từ lâu đã được biết đến là một trong những thực phẩm giúp lợi khuẩn và làm đẹp da cũng như nhiều công dụng khác nữa. Đây là sản phẩm phù hợp với mọi người, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai thì sữa chua có thật sự tốt không? Bà bầu ăn sữa chua có tốt không? Bà bầu nên ăn sữa chua vào lúc nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua một số thông tin dưới đây.

Bà bầu ăn sữa chua có tốt không?

Là một sản phẩm dễ ăn, dễ sử dụng, sữa chua từ lâu đã trở thành sản phẩm gần như không thể thiếu trong chiếc tủ lạnh của mỗi gia đình. Sữa chua được làm ra bằng cách bổ sung vi khuẩn sống vào sữa và theo thời gian nó là món ăn được phổ biến khắp mọi nơi trên thế giới.

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn hoạt động như probiotic. Chính vì điều này mà sữa chua trở thành sản phẩm mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người và vượt xa những những sản phẩm sữa nguyên chất khác. Trong mỗi hũ sữa chua có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu như: 88% nước; 3.5g protein; 4.7g Carb; 4.7g đường; 3.3g chất béo; 2.1g bão hoà; 0.03g Omega 3; 0.07g Omega 6; 0.89g bão hoà đơn; 0.09g bão hoà đa.

VẬY: Bà bầu ăn sữa chua có tốt không? Bà bầu ăn sữa chua được không? Với những thành phần dinh dưỡng trên mà sữa chua có tác dụng cực tốt đối với các bà bầu. Nếu mỗi ngày bà bầu ăn một cốc sữa chua thì không những sẽ rất tốt cho sức khoẻ bà bầu mà làm da bà bầu cũng trở nên sáng đẹp hơn.

Tác dụng khi mang thai ăn sữa chua

Đối với phụ nữ trong thời gian mang thai, sẽ rất thiếu sót nếu không bổ sung sữa chua vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Bởi vì, sữa chua mang lại rất nhiều lợi ích cho bà bầu. Dưới đây là một số liệu ích mà bà bầu nhận được khi ăn sữa chua:

  • Giúp bảo vệ hệ tiêu hoá của bà bầu: Một vấn đề khá khó chịu mà bà bầu thường xuyên gặp phải trong giai đoạn thai kỳ đó là hệ tiêu hoá hoạt động kém dẫn đến tình trạng táo bón ở bà bầu. Để giải quyết vấn đề này, bác sĩ thường khuyên bà bầu nên thường xuyên bổ xung sữa chua mỗi ngày. Bởi vì, trong sữa chua có một lượng lớn các vị khuẩn có lợi giúp bảo vệ hệ tiêu hoá cho bà bầu, đồng thời tăng cường sức đề kháng trong thời gian thai kỳ cho bà bầu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các vị khuẩn có trong sữa chua có khả năng sống trong ruột người và rất có lợi cho cơ thể. Đặc biệt, một số vi khuẩn có trong sữa chua còn có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho đường ruột. Do đó, bà bầu ăn sữa chua hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa được bệnh trĩ và táo bón.
  • Bổ sung canxi cho bà bầu và thai nhi: Canxi đối với bà bầu là cực kỳ quan trọng. Không chỉ giúp bà bầu ngăn ngừa được nguy cơ loãng xương trong thai kỳ và sau khi sinh, canxi còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ xương, răng và cơ bắp ở thai nhi. Bà bầu tích cực ăn sữa chua sẽ giúp bổ sung canxi đầy đủ hơn cho bà bầu và thai nhi.

Bà bầu ăn sữa chua tốt không? Bà bầu ăn được sữa chua không? bà bầu ăn sữa chua lúc nào thì tốt?

Bà bầu ăn sữa chua tốt không? Bà bầu ăn được sữa chua không? bà bầu ăn sữa chua lúc nào thì tốt?

  • Tốt cho hệ tim mạch và ngăn ngừa bệnh cao huyết áp: Trong thời gian mang thai, một số mẹ bầu thường có nguy cơ huyết áp tăng cao,điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Để ngăn ngừa nguy cơ này, bà bầu có thể ăn sữa chua. Không những thế, sữa chua còn rất tốt cho hệ tim mạch của bà bầu đồng thời làm giảm cholesterol trong cơ thể bà bầu, giúp cho bà bầu luôn khỏe mạnh.
  • Giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả: Mang thai những đứa con của mình có lẽ là niềm hạnh phúc to lớn nhất của tất cả phụ nữ. Nhưng đổi lại niềm hạnh phúc ấy, người phụ nữ phải hy sinh rất nhiều thứ, trong đó có vóc dáng. Do phải thường xuyên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi nên bà bầu ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến tình trạng tăng cân quá nhiều và béo phì ở một số bà bầu. Điều này sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho bà bầu như tiểu đường thai kỳ hoặc cao huyết áp. Nếu mẹ bầu ăn sữa chua thường xuyên sẽ giúp ức chế hormone cortisol - một loại hormone gây tăng cân mất kiểm soát, giữ cho bà bầu không bị tăng cân quá nhanh và mất kiểm soát.
  • Giúp cho da mẹ bầu luôn tươi tắn và khỏe mạnh: khi mang thai, nội tiết tố mẹ bầu thay đổi dẫn đến làn da, đặc biệt làn da mặt bị sạm đi và thiếu sức sống. Rất nhiều bà bầu cảm thấy tự ti về nhan sắc của mình lúc này. Nếu bà bầu đang rơi vào tình trạng này thì hãy nhanh chóng bổ sung thêm sữa chua vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày. Sau một thời gian ngắn, mẹ bầu chắc chắn sẽ phải bất ngờ vì những lợi ích mà sữa chua mang lại cho làn da của mình. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong sữa chua có gần như đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho da như: Vitamin A, B, D… và một số khoáng chất khác. Ngoài ra, canxi và sắt có trong sữa chua cũng có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu ở bà bầu, từ đó giúp cho da của bà bầu luôn hồng hào và tươi trẻ.
  • Đặc biệt, trong sữa chua còn chứa axit lactic, chất này có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của các vị khuẩn có hại, giúp bảo vệ da tốt hơn. Hơn nữa, các vị khuẩn lên men chua có trong sữa chua còn có khả năng tiết ra chất kháng sinh, giúp kích thích quá trình làm lành tổn thương dưới da và tái tạo da mới, ngăn ngừa lão hoá da ở bà bầu. Đây có lẽ là tác dụng tuyệt vời nhất mà sữa chua đem lại cho bà bầu.

Bài viết cùng chủ đề

Lưu ý khi sử dụng sữa chua cho bà bầu

Có thể nói, sữa chua là một trong những sản phẩm rất tốt đối với bà bầu. Nhưng như thế không có nghĩa bà bầu ăn sữa chua thoải mái và tùy hứng. Nhiều mẹ thắc mắc: Bà bầu nên ăn sữa chua vào lúc nào hay bà bầu nên ăn sữa chua khi nào? Theo GĐLVG, bà bầu nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Mặc dù có rất nhiều lợi ích đối với bà bầu, nhưng nếu ăn quá nhiều cũng không tốt. Các bác sĩ đưa ra lời khuyên đối với các bà bầu chỉ nên ăn hai hũ sữa chua mỗi ngày là có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu.
  • Bà bầu nên ăn sữa chua sau bữa ăn trưa khoảng ba mươi phút đến hai giờ. Vì đây là khoảng thời gian giúp cơ thể bà bầu hấp thụ được Vitamin B và canxi ở mức tốt nhất.
  • Tuyệt đối không ăn sữa chua hỏng hoặc hết hạn sử dụng vì lúc này trong sữa chua sẽ xuất hiện nhiều loại vi khuẩn có hại tới hệ tiêu hoá của bà bầu cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
  • Không ăn sữa chua vào lúc đói sẽ ảnh hưởng tới dạ dày của bà bầu, đặc biệt là những bà bầu đang bị đau dạ dày.
  • Đối với những bà bầu có tiểu sử mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh liên quan đến tim mạch thì tốt nhất chọn những loại sữa chua ít béo ít đường sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bà bầu.
  • Nên sử dụng sữa chua ngày trong vòng hai giờ sau khi mở nắp. Không nên đun nóng sữa chua sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của sữa chua. Bởi vì các vị khuẩn axit lactic có trong sữa chua sẽ phát triển mạnh và chết cũng nhanh ở nhiệt độ trên bảy độ. Khi đó giá trị dinh dưỡng trong sữa chua cũng bị giảm đi đáng kể.
  • Không nên sử dụng sữa chua quá nhiều trong một ngày vì có thể gây rối loạn tiêu hoá ở bà bầu.

Cách chế biến sữa chua cho bà bầu

Sữa chua không chỉ ăn trực tiếp mà còn có thể chế biến được rất nhiều món ăn khác nhau. Tùy vào khẩu vị của mỗi người, mẹ bầu có thể biến tấu sữa chua theo một số gợi ý dưới đây:

Sữa chua nếp cẩm

Bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm là món đầu tiên mà GĐLVG muốn giới thiệu cho các mẹ.

Nguyên liệu: Nếp cẩm, nước lọc, lá nếp, đường hoa mai, sữa chua, nước cốt dừa.

Cách chế biến:

  • Gạo nếp cẩm đem vo sạch rồi cho nước và đặt lên bếp đun với lửa nhỏ.
  • Khi nước sôi thì cho lá nếp vào đun cùng và tiếp tục đun nhỏ lửa cho tới khi nếp cẩm chín hẳn thì cho đường vào đảo đều rồi đun thêm 5 phút để nếp cẩm ngầm đều đường.
  • Tắt bếp, đợi nếp cẩm nguội thì múc ra cốc, cho sữa chua và nước cốt dừa vào.
  • Trộn đều hỗn hợp trên và thưởng thức, mẹ bầu sẽ có món sữa chua nếp cẩm vừa ngon, vừa lạ miệng.

Sữa chua mít

Nguyên liệu: sữa chua hộp, sữa đặc có đường, mít bóc bỏ hạt, lê ta, bột năng, màu thực phẩm, nước cốt dừa, thạch các màu.

Cách chế biến:

  • Lê đem gọt vỏ, thái hạt lựu rồi cho vào bát nước lọc ngâm trong vòng 15 phút, có thể cho thêm vài giọt màu thực phẩm vào nước để tạo màu hấp dẫn cho lê.
  • Vớt lê ra, để ráo nước rồi trộn với bột năng, sao cho bột năng bao kín miếng lê. Sau đó, cho lê đã tẩm bột năng vào rổ thưa rồi lắc đều cho bột thừa rơi hết ra.
  • Đun sôi một nồi nước, cho hạt lê đã tẩm bột năng vào luộc đến khi lớp bột bên ngoài trở nên trong và nổi lên thì vớt ra, thả vào bát nước lạnh cho khỏi dính.
  • Mít đem thái sợi.
  • Đá bào nhỏ để phía dưới, cho lê, mít, sữa chua và sữa đặc vào bát. Nếu thích, mẹ bầu có thể bổ sung thạch các màu, nước cốt dừa và hạt é vào cùng rồi thưởng thức.

Sữa chua xoài

Nguyên liệu: Sữa chua, sữa tươi không đường, sữa đặc có đường, xoài chín.

Cách tiến hành:

  • Xoài đem gọt vỏ rồi chia làm 3 phần, 2 phần mang đi xay nhuyễn, còn lại 1 phần xoài đem thái hạt lựu.
  • Cho sữa tươi lên bếp đun cho nóng, tắt bếp và cho sữa đặc vào khuấy đều cho sữa đặc tan.
  • Xoài xay nhuyễn rồi lọc bỏ xơ, trộn đều với hỗn hợp sữa trên.
  • Cho sữa chua vào khuấy đều cho tan. Khuấy tan hỗn hợp xoài và sữa, sau đó thả phần miếng xoài vào và tiếp tục khuấy đều.
  • Đổ sữa vào các hũ. Chú ý làm nhanh để phần sữa vẫn còn hơi nóng, khi ủ sẽ lên men nhanh hơn.
  • Chuẩn bị sẵn thùng xốp và một miếng vải dày để ủ. Xếp sữa chua vào thùng xốp đã lót sẵn miếng vải ủ rồi đậy nắp thùng xốp lại cho kín. Nên ủ qua đêm hoặc ít nhất 6 tiếng.
  • Khi thấy sữa chua đã đông lại thì cho sữa vào tủ lạnh bảo quản ở ngăn mát và dùng dần trong vài ngày.

Trên đây là bài viết "bà bầu ăn sữa chua có tốt không?" cùng một số thông tin về giá trị của sữa chua cũng như một số lưu ý khi bà bầu ăn sữa chua. Hy vọng qua đây, các mẹ bầu sẽ có những bữa ăn phụ thật thơm ngon và bổ dưỡng để thai kỳ luôn khỏe mạnh.

Theo GIA ĐÌNH LÀ VÔ GIÁ

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất