Bật bí cách cúng tất niên miền Nam chi tiết nhất

Thu gọn
Mục lục

Với Tết cổ truyền của người Việt ta đã trở thành nét văn hóa lâu năm từ bao đời nay. Một năm mới lại về, chuẩn bị đón Tết đến với những điều mới mẻ và cầu chúc một năm mới an lành, sung túc. Cúng tất niên cuối năm theo phong tục miền Nam là việc làm rất quan trọng, thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn tới gia tiên, bao gồm cúng tất niên và các ngày Tết mồng 1, mồng 2, mồng 3.

Với tục cúng Tất niên được thực hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ, nhằm rước ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng với gia đình. Tại Việt Nam có 3 miền Bắc Trung Nam và mỗi vùng lại có phong tục tập quán khác nhau trong việc cúng tất niên. Vậy tục cúng tất niên tại miền Nam như thế nào?

Xem thêm: 

Ý nghĩa phong tục cúng tất niên ngày Tết

Cúng tất niên là một phong tục văn hóa đẹp đẽ của người Việt, mang đậm chất bản sắc dân tộc. Công việc này được thực hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ âm lịch. Việc cúng tất niên diễn ra vào ngày 30 tết âm lịch và được cúng vào buổi trưa hay chiều thì tùy thuộc vào mỗi gia đình hoặc mỗi vùng miền khác nhau.

“Tất niên” có nghĩa là kết thúc một năm cũ và đón chào một năm mới bước sang. Vào ngày này, cả gia đình thường quây quần, sum vầy bên nhau với bầu không khí hân hoan, hạnh phúc. Cả gia đình cùng nhìn lại một năm cũ đã qua, kết thúc mọi chuyện vui có, buồn có để đón một năm mới với những điều mới phấn khởi hơn.

Việc cúng Tất niên trong văn hóa người Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo của con cháu tới ông bà tổ tiên, mời tổ tiên, vong linh những người đã khuất cùng về ăn Tết, sum họp với gia đình. Phong tục này thể hiện nét đẹp tâm linh của dân tộc ta và mỗi vùng khác nhau sẽ có những cách cúng khác nhau.

Tuy nhiên, đa phần vào ngày cuối năm này, mọi gia đình đều đã dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, trang trí lại nhà cửa khang trang hơn và chuẩn bị những mâm lễ cúng, kính dâng tổ tiên nhằm cầu mong một năm mới sắp sang sẽ luôn an lành, may mắn, phát lộc, phát tài.

Văn khấn cúng tất niên cuối năm ở trong nhà. Chia sẻ bài cúng tất niên cuối năm chuẩn nhất. Cách cúng tất niên miền nam

Cách chuẩn bị mâm cúng tất niên miền Nam

Với tục cúng tất niên ngày Tết thì mỗi vùng miền lại chuẩn bị những thứ khác nhau. Nhưng đa số đều có hoa quả, hương vàng và mâm cơm cúng, rượu, trà, bánh kẹo,... Cái khác ở mỗi vùng miền đó chính là cách chọn hoa quả cúng và chuẩn bị mâm cơm cúng.

Tại miền Nam, mâm ngũ quả tất niên không nhất thiết phải có chuối như người miền Bắc hay miền Trung. Mà họ thường chọn có đủ 4 loại quả bao gồm mãng cầu, dừa, đu đủ và quả xoài. Họ quan niệm rằng, bốn loại quả trên tượng trưng cho ý nghĩa “cầu - vừa - đủ - xài”. Ngoài 4 loại quả này, họ có thể cúng thêm một loại quả khác như dưa hấu, thanh long để thành mâm ngũ quả đầy đủ màu sắc.

 Người miền Nam quan niệm rằng, việc cúng mâm ngũ quả chính là cách để kính dâng lên tổ tiên những gì tốt đẹp nhất. “Qủa” chính là thành quả lao động của một năm cũ đã qua. Mâm ngũ quả thể hiện lòng thành kính và là biểu tượng cho ngũ hành trong phong thủy, cầu một năm mới bình an, may mắn, tài lộc sung túc hơn.

Còn mâm cỗ cúng thì người miền Nam thường chuẩn bị bánh tét, đĩa củ cải ngâm nước mắm; dưa góp, củ kiệu muối, canh măng hoặc canh khổ qua nhồi thịt, đĩa gỏi tôm thịt, thịt kho tàu, giò chả, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem. Cái khác của người miền Nam nữa đó là ngày Tết không thể thiếu củ kiệu muối hoặc là dưa muối. 

Ngoài ra người miền Nam chơi cây cảnh ngày Tết là cây hoa mai vàng. Còn người miền Bắc và miền Trung là cây hoa đào hoặc cây Quất. Mai vàng được cắm một cành lên bàn thờ hoặc là cả một chậu cây được đặt trước cửa nhà hoặc trong nhà, biểu tượng cho sự may mắn, thịnh vượng, phát tài phát lộc.

Nghi lễ cúng tất niên miền Nam

Cũng giống như mọi vùng miền khác, tục cúng tất niên miền Nam có thể được thực hiện vào buổi trưa hoặc chiều của ngày cuối cùng tháng chạp âm lịch. Nghi lễ cúng tất niên thường được người đàn ông gia trưởng cúng vái hoặc là người đàn bà làm chủ trong nhà (trường hợp nhà không có đàn ông) khấn cúng, tiễn năm cũ qua đón một năm mới sang và mời ông bà tổ tiên cùng về ăn Tết.

Sau đó, cả gia đình cùng dọn cỗ tất niên. Bữa cơm gia đình cuối năm cần sự có mặt đông đủ của các thành viên trong gia đình. Trong bữa ăn mọi người nên nói những chuyện vui vẻ, cùng thảo luận những dự định cần thực hiện trong năm mới, tạo một không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc.

Hi vọng, với những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tục cúng tất niên của nước ta cũng như cách chuẩn bị mâm cúng của người miền Nam được thực hiện như thế nào? GIA ĐÌNH LÀ VÔ GIÁ xin chúc quý bạn bước sang năm mới an khang thịnh vượng.

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất