Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật theo từng giai đoạn của trẻ chuẩn và bài bản từ A-Z

Thu gọn
Mục lục

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật là sự phối hợp nhiều loại thực phẩm nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu của từng giai đoạn phát triển ở trẻ nhỏ. Vậy có nên cho con ăn dặm kiểu Nhật không? Những thứ cần thiết cho việc ăn dặm của trẻ là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Những năm gần đây, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật ngày càng được nhiều bà mẹ Việt áp dụng cho con mình nhờ những ưu điểm vượt trội của nó đối với quá trình chăm sóc trẻ. Cùng tìm hiểu về ưu điểm của thực đơn ăn dặm kiểu Nhật để xây dựng chế độ ăn dặm phù hợp theo từng giai đoạn cho bé yêu bạn nhé.

Khi nào nên cho bé ăn dặm?

Nếu con yêu của bạn có những biểu hiện dưới đây thì đã đến lúc bạn cho bé ăn dặm:

  • Cổ của trẻ đã vững.
  • Bé đã biết ngồi.
  • Bé hứng thú với mùi vị của thức ăn.
  • Bé đã biết dùng tay cho thức ăn vào miệng.
  • Tỏ ra them thuồng khi thấy người lớn ăn.
  • Cho thìa vào miệng nhưng bé hiếm khi đẩy ra.
  • Có nên áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ không?

Ưu điểm:

  • Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Không gây nhàm chán cho bé.
  • Giúp bé phát triển kỹ năng nhai.
  • Phân biệt được mùi vị thức ăn.
  • Giúp trẻ biết cách ăn thô.
  • Tập cho bé ngồi ghế ăn và tập trung ăn tốt hơn.
  • Kích thích vị giác của trẻ.
  • Phát triển tính tự lập cho bé.

Nhược điểm:

  • Giai đoạn đầu khi mới ăn dặm, rất khó để tập cho bé ăn đủ chất nên bé tăng cân chậm.
  • Không dễ để người thân, gia đình chấp nhận vì không theo kiểu cũ.
  • Mẹ phải tốn nhiều thời gian và công sức để chọn mua đầy đủ thực phẩm cũng như chế biến.

Những thứ cần thiết cho việc ăn dặm của trẻ

  • Để áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật mẹ cần chuẩn bị đầy đủ những thứ sau:
  • Bộ dụng cụ nấu ăn kiểu Nhật.
  • Ghế ăn.

Các giai đoạn của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Tuần đầu tiên của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

  • Cháo loãng xay nhuyễn nấu theo công thức 1 phần gạo và 10 phần nước.

  • Lượng thức ăn cho trẻ hằng ngày:

  • 2 ngày đầu: Cho bé ăn 1 thìa (5 ml).

  • 3 ngày sau: Cho bé ăn 2 muỗng (10 ml).

  • 3 ngày cuối cùng: Cho bé ăn 3 muỗng (15 ml).

Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-6 tháng tuổi

  • Để giúp bé dễ ăn hơn, mẹ nên nấu nước dùng dashi từ cà rốt, bí đao, ngô, bắp cải, bí đỏ, củ cải, … rồi dùng nước này để nấu cháo.

  • Mỗi ngày chỉ cần cho bé ăn dặm 1 bữa.

  • Sau 1 tháng, nếu thấy bé dễ dàng nuốt thức ăn thì mẹ tâng lên 2 bữa/ngày.

  • Cho bé ăn theo đúng một khung giờ.

  • Không nên cho gia vị vào thức ăn.

  • Mẹ có thể tăng giảm lượng thức ăn sao cho phù hợp nhu cầu và quá trình phát triển của bé.

  • Nhóm thực phẩm sử dụng giai đoạn này:

  • Nhóm tinh bột: gạo, bánh mì, tinh bột, khoai tây, khoai lang.

  • Nhóm rau quả: cà rốt, chuối, bắp cải, su hào, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua.

Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7-8 tháng tuổi (Giai đoạn bé làm quen với việc nhai)

  • Cho bé ăn 2 bữa sáng và tối mỗi ngày.

    • Bổ sung thêm các loại thịt như cá, thịt gà, lợn hay gan kết hợp nhiều loại rau củ, trái cây(bơ, chuối, xoài, cam, táo, lê ), ngũ cốc, thực phẩm giàu đạm.

    • Độ cứng của thức ăn tăng lên tương đương đậu phụ.

  • Nhóm thực phẩm chế biến thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ở giai đoạn này:

    • Nhóm thực phẩm giàu tinh bột (50-80g)

    • Nhóm rau quả (20-30g)

    • Nhóm thực phẩm giàu chất đạm: Cá,thịt (10-15 g), lòng đỏ trứng (1/3 quả), đậu phụ (30-40 g),sữa (50-70 g).

Chế độ ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9-11 tháng tuổi

  • Chia ra 3 bữa/mỗi: sáng, trưa, chiều.

    • Cho bé tập ăn với cả gia đình để tạo sự hứng thú.

    • Tăng dần độ cứng của thức ăn (độ cứng bằng với chuối).

    • Cháo có thể nấu đặc hơn, không cần xay nhuyễn.

    • Thức ăn ninh mềm, băm nhuyễn.

  • Nhóm thực phẩm dùng trong giai đoạn này:

    • Nhóm thực phẩm giàu tinh bột: Cháo trắng 90 g và cơm 80 g

    • Nhóm các loại rau quả (30-40 g): cà-rốt, bắp cải, su hào, cà chua,….

    • Nhóm thực phẩm giàu chất đạm: Cá, thịt (15 g), đậu phụ (45 g), trứng (1/2 quả), sữa (80 g).

Chế độ ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12-18 tháng.

  • Cho trẻ ăn 3 bữa/ngày.

  • Tăng độ cứng thức ăn ngang với thịt viên.

  • Lượng thức ăn cho trẻ mỗi bữa:

    • Nhóm thực phẩm giàu tinh bột: Cháo trắng 90 g và cơm 80 g

    • Nhóm các loại rau quả (40-50 g): cà-rốt, bắp cải, su hào, cà chua,….

    • Nhóm chất đạm: Cá, thịt (15-20 g), đậu phụ (50-55 g), trứng (2/3-1 quả), sữa (100 g).
       

Lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

  • Phương pháp nấu cháo theo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ở giai đoạn đầu bạn nấu với tỷ lệ gạo và nước là 1:10.
  • Bữa ăn cần có đủ 3 nhóm tinh bột, đạm và vitamin.
  • Thường xuyênnhiều thực phẩm khác nhau.
  • Nấu riêng từng món để trẻ dễ dàng phân biệt từng loại thực phẩm.
     

Nấu riêng các loại thức ăn

  • Giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật chính thức kể từ lúc bé 6 tháng tuổi
  • Bắt đầu bằng việc cho bé ăn từng vị riêng lẻ rồi mới nấu chung với nhau.
  • Sử dụng thực phẩm tươi mới để chế biến thức ăn cho bé.
  • Không dùng gia vị để nấu thức ăn bé trẻ dưới 1 tuổi.
  • Thời gian mỗi bữa ăn dặm không quá 30 phút.

Bé tự tập ăn

  • Nên cho trẻ ăn vừa đủ theo nhu cầu
  • Chia riêng từng món và lần lượt cho bé ăn.
  • Tạo không khí vui vẻ trong mỗi bữa ăn.
  • Tập dần cho trẻ thói quen tự ăn dần, nhưng đừng nên ép nếu bé không muốn.
  • Không đặt chỉ tiêu cân nặng và ép bé ăn.
  • Nên tập cho bé cách tự ăn bằng muỗng để nâng cao tính tự lập.

Bé tập dùng muỗng

  • Khi cho bé dùng món mới, mẹ nên cho bé ăn liên tục 3-4 ngày.

Lời kết

Hi vọng những chia sẻ của Gia Đình Là Vô Giá về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật trên đây sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc nuôi con và giúp trẻ ăn uống một cách vui vẻ. Chúc các bé yêu luôn mạnh khỏe!

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất