Chia sẻ các mẹ thai nhi tuần 39 phát triển như thế nào?

Thu gọn
Mục lục

Hầu hết phụ nữ đều sinh con trong tuần thứ 39 - 40 của thai kỳ. Đây cũng là tuần hoàn hảo nhất để bé chào đời. Sự phát triển thai nhi 39 tuần tuổi có điều gì đáng lưu ý? Hãy cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.

Thai nhi tuần 39 phát triển như thế nào?

- Mang thai 39 tuần là bao nhiêu tháng? GĐLVG xin trả lời mang thai 39 tuần là 9 tháng 3 tuần.

- Mang thai 39 tuần nặng bao nhiêu kg? Trong tuần thai thứ 39, thai nhi đã có chiều dài khoảng 51cm và cân nặng 3.4kg. Kích thước thai lớn khiến mẹ càng gặp thêm nhiều khó khăn hơn. Đừng lo lắng quá nhé, hãy dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi dưỡng sức. Em bé sẽ sớm chào đời trong vài ngày tới.

Về mặt thể chất, bé đã phát triển hoàn tất. Trong thời gian này, lớp mỡ trong cơ thể bé ngày càng tăng lên, khiến cơ thể bé trở nên bụ bẫm và mũm mĩm. Quan trọng hơn, lớp mỡ này có tác dụng giữ ấm và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể thích nghi với điều kiện môi trường ngoài bụng mẹ.

Khi thai nhi 39 tuần tuổi, não bé vẫn tiếp tục phát triển hoàn thiện hơn. Các nếp nhăn trên não nhiều hơn và sẽ còn phát triển đáng kinh ngạc sau khi chào đời. Da bé lúc này cũng mềm mịn và hồng hào hơn. Lớp lông tơ bao phủ cơ thể bé đã biến mất hoàn toàn trong tuần cuối thai kỳ này.

thai-nhi-tuan-39

Thai nhi tuần 39 và những thay đổi ở người mẹ

Chắc hẳn lúc này mẹ đang rất sốt ruột chờ đón con chào đời. Nếu thai nhi 39 tuần tuổi chưa có dấu hiệu sinh, mẹ cũng đừng quá sốt ruột. Vẫn còn vài tuần nữa để đánh giá khả năng sinh muộn của mẹ. Thời gian thụ thai hay dự sinh chỉ mang tính chất tương đối, thời gian này có thể xê dịch vài tuần do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Vào những tuần cuối thai kỳ này, mẹ sẽ được theo dõi thường xuyên và thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau để kiểm tra sức khỏe của cả mẹ và sự phát triển thai nhi tuần 39. Trong một số trường hợp, mẹ có thể được “kích thích chuyển dạ” bằng các kỹ thuật đặc biệt. Nếu kết quả kiểm tra cho kết quả không tốt, mẹ có thể được mổ lấy thai ngay lập tức.

Sự lo lắng, bất an là tâm lý thường trực đối với các mẹ bầu tuần 39, nhất là với những mẹ mới mang thai lần đầu. Mẹ có thể vừa háo hức đến ngày sinh nhưng cũng rất sợ hãi khi đối diện với sự kiện quan trọng này. Lời khuyên cho mẹ là nên thư giãn và nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Tâm lý không thoải mái sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Thai nhi 39 tuần tuổi và các dấu hiệu chuyển dạ

Khi bước sang tuần thứ 39 của thai kỳ, bé có thể ra đời vào bất kỳ thời điểm nào. Trước đó, cơ thể mẹ sẽ có những dấu hiệu nhận biết để mẹ chuẩn bị sinh. Những dấu hiệu chuyển dạ bao gồm:

  • Vỡ ối: Mẹ có thể nhận thấy nước ối đang rò rỉ chuẩn bị vỡ, hoặc chảy nhiều báo hiệu thời khắc sinh nở đã đến. Đây là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất việc mẹ đến ngày sinh. Nếu phát hiện ối bị vỡ, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ trợ sinh.
  • Chảy máu âm đạo: Chảy máu âm đạo do mao mạch cổ tử cung bị vỡ. Trường hợp mẹ bầu phát hiện vết máu hồng hay hiện tượng chảy máu âm đạo, hãy đến ngay bệnh viện bởi ngày lâm bồn đã đến rồi mẹ bầu nhé!

Một số dấu hiệu khác báo hiệu mẹ bầu sắp sinh khi thai 39 tuần như:

  • Trước khi sinh, mẹ bầu có thể bị tiêu chảy hoặc buồn nôn.
  • Các cơn gò có tần suất xuất hiện ngày một nhiều hơn với thời gian lâu hơn và dữ dội hơn...

Mẹ bầu thai nhi 39 tuần tuổi và những lưu ý dành cho mẹ

Dù là tuần thai nào thì chế độ ăn uống và vận động vẫn là ưu tiên hàng đầu đối với mẹ bầu. Mẹ bầu mang thai 39 tuần nên ăn gì, nên làm gì để tốt nhất cho bé? Hãy tham khảo những lời khuyên sau đây.

Chế độ dinh dưỡng thai nhi tuần 39

Chế độ ăn uống của mẹ khi thai nhi 39 tuần tuổi nên hướng đến mục đích giúp mẹ dễ dàng sinh thường hơn. Các thực phẩm này bao gồm: dứa, cơm rượu, rau húng quế, tía tô, cam thảo, bột sắn dây,… Đây là những thực phẩm giúp bổ, hỗ trợ cơ thể tăng cường co bóp, làm mềm tử cung để quá trình chuyển dạ được dễ dàng hơn.

Mẹ bầu 39 tuần nên luyện các bài tập trợ sinh

Các bài tập vận động hỗ trợ sinh thường cũng cần được ưu tiên hơn cả trong thời gian này. Có rất nhiều bài tập vận động hỗ trợ quá trình sinh, trong đó bài tập ngồi xổm được chị em sử dụng nhiều nhất.

Với bài tập này, mẹ cần đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai. Sau đó từ từ ngồi xổm thật thấp. Sử dụng 2 cùi chỏ ở hai tay để dang rộng 2 đầu gối. Trong khi đó, hay tay nắm chặt lấy nhau. Hãy cố gắng giữ thăng bằng bằng gót chân và các đầu ngón chân. Giữ tư thế này càng lâu càng tốt trước khi đứng lên để cơ thể trở về trạng thái bình thường. Mẹ hãy cố gắng thực hiện bài tập này đều đặn cho đến khi có dấu hiệu chuyển dạ.

Khám thai khi có dấu hiệu bất thường

Nếu trước đó mẹ bầu đã đăng ký sinh tại bệnh viện, hãy chuẩn bị sẵn sàng để vào viện chờ sinh từ tuần 39 của thai kỳ.

Trường hợp mang thai nhi 39 tuần tuổi chưa thấy dấu hiệu sinh con, mẹ nên khám thai để yên tâm hơn về sức khỏe và sự phát triển an toàn của bé. Nếu thấy bất cứ một dấu hiệu bất thường nào trong tuần thai kỳ này, mẹ bầu nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám sức khỏe kịp thời.

Trên đây là những hiểu biết về sự phát triển thai nhi 39 tuần tuổi và những điều mẹ cần chú ý. Hy vọng bài viết đã đem đến những kiến thức bổ ích cho mẹ nhé! Chúc mẹ vượt cạn an toàn và thành công!

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất