Sự phát triển của thai nhi qua 41 tuần mẹ không nên bỏ qua

Thu gọn
Mục lục

Mang thai và làm mẹ là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của người phụ nữ. Từ thời điểm bào thai được hình thành, trải qua 40 tuần “ấp ủ” để cho ra đời một thiên thần là cả một chặng đường dài đầy gian nan. Vậy mẹ có bao giờ thắc mắc sự phát triển của thai nhi qua các tuần như thế nào để có sự chuẩn bị tốt nhất không? Hãy cùng Gia Đình Là Vô Giá tìm hiểu nhé!

Sự phát triển của thai nhi theo tuần 41 tuần thai

Tuần 1: Tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ vẫn xuất hiện kinh nguyệt bình thường. Thai kỳ sẽ được tính từ ngày đầu tiên của đợt kinh nguyệt cuối cùng. Tuần này trứng vẫn chưa được thụ tinh nên thai nhi vẫn chưa hình thành.
Tuần 2: Thụ thai
Ở tuần này, mẹ sẽ bắt đầu rụng trứng. Sau khi tinh trùng và trứng gặp nhau thì trứng sẽ được thụ tinh trong vòng 1 ngày. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, các quá trình kỳ diệu sẽ được bắt đầu để tạo nên một thai nhi. 
Tuần 3: Làm tổ
Đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi qua các tuần. Bây giờ, tại lớp niêm mạc tử cung sẽ hình thành một quả bóng siêu nhỏ nhưng chứa hàng trăm tế bào có khả năng nhân lên cực nhanh. Đó chính là phôi nang. Thời điểm này hormone thai kỳ hCG dần được tiết ra, buồng trứng ngưng rụng.

Tuần 4: Đã 4 tuần kể từ ngày đầu diễn ra kì kinh cuối, thông thường lúc này kì kinh tiếp theo đã bắt đầu.  Lúc này, bé yêu chỉ nhỏ bằng hạt anh túc.Thời điểm này, nếu dùng những biện pháp thử thai sẽ cho bạn biết bạn đã mang thai.

Tuần 5: Bé đang phát triển nhanh chóng dù chỉ đang nhỏ bằng con nòng nọc. Hệ thống tuần hoàn của cơ thể đang dần hình thành và trái tim sẽ bắt đầu đập..

 

 

Tuần 6: Lúc này, mũi, miệng và tai của thai nhi đang dần định hình, ruột và não đang phát triển. Bé chỉ lớn khoảng 4-7mm.

Tuần 7: So với tuần trước, thai nhi lúc này đã lớn gấp đôi, đuôi của bé sẽ sớm biến mất. Những bàn tay bàn chân đang mọc ra và phát triển. Lúc này chiều dài của bé khoảng 9-15mm.

Tuần 8: Thai nhi đã bắt đầu di chuyển nhưng mẹ sẽ khó cảm nhận được. Hệ thần kinh nguyên thủy bắt đầu hình thành. Ống hô hấp cũng đang phát triển. Kích thước thai nhi lúc này khoảng từ 16- 22mm, tính từ đầu đến mông.

Tuần 9: Em bé của bạn có thể uốn cong khuỷu tay và đầu gối.

Sự phát triển của thai nhi qua các tuần trước không có nhiều thay đổi thì đến bây giờ đã hình thành hình thái thái cơ bản, thậm chí nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy cả dái tai nhỏ nhỏ. Đuôi của bào thai đã không còn và bé yêu chỉ nặng một phần ounce. Thế nhưng, kích thước của thai nhi đã lớn bằng một quả nho, dài 23-30mm.

Tuần 10:

Da của thai nhi vẫn trong mờ, nhưng tay và chân đã có thể gập duỗi, móng cũng đã hình thành. Chiều dài từ đầu đến mông 31-40mm.

Mí mắt của bé xuất hiện, hệ tiêu hoá vẫn tiếp tục phát triển. Hậu môn của thai nhi đã hình thành, ruột của thai nhi phát triển dài hơn. Thêm nữa, các cơ quan sinh sản bên trong, như tinh hoàn hoặc buồng trứng, cũng được hình thành. Thai nhi của bạn đã có những cử động đầu tiên khi các cơ đã phát triển.

Tuần 11:

Cơ thể thai nhi đã hình thành gần như đầy đủ và còn có thể đá chân, cử động cơ thể. Tại thời điểm này, bé dài khoảng 41-51mm .

Sự phát triển thai nhi Tuần 12: Tuần này, bé sẽ dần hình thành các phản xạ: Các ngón tay, chân của bé sẽ sớm gấp duỗi, và miệng đã biết mút. Bé yêu sẽ cảm nhận được những lúc bạn sờ vào bụng dù bạn thì vẫn chưa cảm nhận được các cử động của con yêu. Thời điểm này, thai nhi đã bằng quả chanh.

Sự phát triển thai nhi Tuần 13: Những ngón tay của bé đã có vân tay, lớp da mỏng dễ dàng nhìn thấy tĩnh mạch và các cơ quan nội tạng. Nếu thai nhi là bé gái, buồng trứng của bầu thai đã hình thành..
Sau 3 tháng đầu, các triệu chứng ốm nghén và mệt mỏi đã không còn. Nếu  mẹ cảm thấy khỏe khoắn thì nên bắt đầu tập thể dục đều đặn để rèn luyện sức khỏe..

Tuần 14:  Não của thai nhi đã có các xung động thần kinh và cơ mặt đã có thể vận động. Thận cũng đang bắt đầu làm việc. Nếu quan sát hình ảnh siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai nhi qua các tuần thì ở tuần này bạn còn có thể thấy bé yêu đang mút ngón tay nữa đấy! Bé nay đã lớn bằng quả chanh, dài từ đầu đến mông khoảng 87 mm..

Tuần 15: Bé vẫn nhắm kín mắt nhưng có thể cảm nhận ánh sáng bên ngoài bụng mẹ. Siêu âm tuần này bạn đã xác định được giới tính của bé. 

 

 

Tuần 16:Da đầu của thai nhi đã dày hơn dù vẫn chưa thấy tóc. Đôi chân đã phát triển và cử động nên bạn có thể cảm nhận con yêu cử động. Đầu của bé trong tuần này đã thẳng hơn, tai cũng đã tiến gần đến vị trí của nó. Kích thước bé yêu lúc này lớn bằng quả bơ.

Tuần 17: Bé yêu lúc này đã có thể vận động các khớp, đồng thời bộ xương của bé đã từ sụn mềm thành xương. Dây rốn ngày càng có cấu trúc dày hơn.

Tuần 18:Bé yêu trong bụng sẽ duỗi tay chân nhiều hơn và mẹ có thể cảm nhận được. Bên trong, một lớp myelin sẽ bao bọc dây thần kinh thai nhi.

Tuần 19: Sự phát triển của thai nhi qua các tuần, cụ thể là tuần 19, sác giác quan của bé đang phát triển nên bé có thể nghe thấy âm thanh bên ngoài. Mẹ có thể trò chuyện cùng con, hát hay đọc truyện cho bé nghe để tạo sự gắn kết.

Tuần 20: Em bé đã có thể nuốt và các cơ quan tiêu hóa đang tạo ra phân su. Lớp phân này sẽ được đẩy ra ngoài trong lần đai tiện đầu tiên sau khi sinh.

Tuần 21: Bé đã biết đá hoặc đạp trong bụng mẹ và bạn có thể cảm nhận được. Mẹ có thể tập dần các tư thế mới khi đã hiểu rõ những hoạt động của con yêu.

Tuần 22:  Theo dõi sự phát triển của thai nhi qua các tuần đến tuần này, em bé trong bụng trông đã giống một bé sơ sinh nhưng kích thước nhỏ. Các đặc điểm trên khuôn mặt đã rõ rệt hơn, nhưng sắc tố của mắt vẫn chưa có.

Tuần 23: Đôi tai của thai nhi ngày càng thu nhận âm thanh tốt hơn và có thể ghi nhớ. Ở tuần này, bé yêu đã lớn bằng một quả xoài, nặng khoảng 500g.

Tuần 24: Thai nhi có hình dạng khá dài và gầy. Da của bé vẫn mỏng và mờ, nhưng sẽ sớm thay đổi thôi. Đến tuần này, con yêu của bạn đã lớn bằng quả bắp ngô, nặng khoảng 600g.

Tuần 25: Làn da của bé đang được làm đầy bằng mỡ nên nhìn hình siêu âm đã trông giống một đứa bé sơ sinh hơn. Tóc cũng đang bắt đầu mọc lên. Em bé của mẹ lúc này đã nặng khoảng 660 gram.

Tuần 26: Sự phát triển của thai nhi qua các tuần đến thời điểm này bé đang hít vào và thở ra nước ối, phổi cũng nhờ vậy mà phát triển nhanh chóng.

Tuần 27: Thai nhi bây giờ đã biết ngủ và thức dậy đều đặn, và não của bé cũng hoạt động không ngừng.
 

Tuần 28: Mắt của bé đang phát triển thị giác giúp bé cảm nhận được ánh sáng ở môi trường bên ngoài. Em bé đã có thể chớp mắt và xuất hiện lông mi. Cân nặng của thai nhi khoảng 1000g.

Tuần 29: Cơ bắp và phổi của con yêu đã sẵn sàng hoạt động trong môi trường bên ngoài, và đầu bé cũng đang phát triển. Em bé sẽ có kích thước bằng quả bí nghệ ở tuần này.
Sự phát triển của thai nhi qua các tuần giai đoạn từ tuần 29 - 34, em bé sẽ tăng khoảng 200gr/tuần

Tuần 30: Thai nhi được bao quanh bởi 0,5 lít nước ối, thai càng lớn lượng nước ối sẽ ít đi và chiếm nhiều không gian hơn.

Tuần 31: Hiện tại, thai nhi đã có thể ngúc ngắc đầu. Da khắp cơ thể đã được phủ một lớp mỡ bảo vệ và làm đầy.

Tuần 32: Thai nhi sẽ tăng từ 1/3 tới ½ trọng lượng ở thời điểm sinh ra trong 7 tuần tiếp theo để sẵn sàng cho hành trình mới

Tuần 33:Các mảnh xương sọ của thai nhi chỉ đang được nối với nhau bằng sụn, điều này giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn. Đến khi bé lớn, chúng sẽ hợp nhất hoàn toàn với nhau.

Tuần 34: Hệ thống thần kinh và phổi của thai nhi đang hoàn thiện. Nếu từ tuần 34 đến 37, em bé được sinh ra mà không mắc bệnh lý gì thì vẫn sống bình thường với sự hỗ trợ của các thiết bị y tế. Cân nặng của thai nhi trong tuần này khoảng 2100 gram. Từ tuần 34 đến 40, bé sẽ tăng khoảng từ 200- 250 gram/tuần.

Tuần 35: Sự phát triển của thai nhi qua các tuần đến lúc này đã gần như hoàn thiện, thận của con yêu đã phát triển hoàn toàn, gan đã biết lọc một số chất cơ bản.

 

 

Tuần 36: Bé yêu đang tăng cân rất nhanh, khoảng 30g/ngày. Lớp màng mịn bảo vệ, cùng chất gây, chất sáp của thai nhi cũng không còn.

Tuần 37: Ngày dự sinh đã tới rất gần, nhưng bé vẫn chưa sẵn sàng chào đời đâu. Trong hơn 02 tuần nữa, phổi và não của trẻ sẽ phát triển hoàn toàn.

Tuần 38: Tròng đen của thai nhi vẫn chưa có sắc tố, nếu trẻ vừa chào đời có đôi mắt xanh thì bạn cũng đừng ngạc nhiên, chúng sẽ dần biến thành màu đen đến khi 01 tuổi.

Tuần 39: Thể chất của bé đã phát triển, các mô mỡ đang được tích trữ để điều tiết nhiệt độ cơ thể tốt hơn khi ở môi trường bên ngoài.

Hầu hết chất gây bao phủ trên da bé biến mất, cũng như lông măng vậy. Cơ thể bạn lúc này bắt đầu cung cấp kháng thể cho bé thông qua bánh nhau, giúp cho hệ miễn dịch của bé hoạt động chống lại sự nhiễm trùng trong suốt 6 tháng đầu đời.

Tuần 40 và 41: Nếu đã qua ngày dự sinh mà bé vẫn chưa chào đời thì vẫn chưa trễ đâu, đặc biệt đối với những ai tính ngày dự sinh theo ngày đầu xuất hiện kinh nguyệt ở kỳ kinh cuối. Có những trường hợp bà bầu rụng trứng trễ hơn bình thường.

Thai kỳ đến tuần này được gọi là thai kì già tháng. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ tư vấn áp dụng các phương pháp giục sinh.

Lời kết

Mong rằng qua bài viết này, các mẹ đã nắm được sự phát triển của thai nhi qua các tuần. Sau 9 tháng 10 ngày, bé yêu đã có thể chào đời để chuẩn bị một cuộc sống mới trong niềm hạnh phúc của gia đình. Chúc các mẹ có một cuộc sinh nở mẹ tròn con vuông nhé!

Theo Cẩm Nang Gia Đình

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất