Sau khi sinh con, có nhiều mẹ sữa về nhiều nên thường vắt ra để sẵn cho con bú. Nhưng sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Làm sao để bảo quản sữa mẹ sau khi vắt. Xin mời các mẹ cùng theo dõi những thông tin trong bài viết để có kiến thức về vấn đề này.
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu?
Vì sao cần vắt sữa mẹ ra ngoài?
Sữa chính là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất, giá trị nhất dành cho trẻ sơ sinh. Mặc dù có nhiều loại sữa dành cho trẻ nhỏ nhưn sữa mẹ luôn là tốt nhất. Đa số các bà mẹ sẽ cho con bú trực tiếp, nhưng cũng có lúc cần vắt sữa ra ngoài. Cụ thể khi nào thì các mẹ nên vắt sữa đây?
- Sữa mẹ quá nhiều thì phải vắt sữa bớt để đỡ chảy ra áo
- Khi mẹ bị căng tức ngực thì cũng cần vắt bớt sữa
- Khi mẹ muốn dự trữ sữa cho con tránh lúc sữa giảm hay phải đi làm
- Bé không chịu bú trực tiếp nên càn vắt ra bình
- Vắt sữa do mẹ phải đi làm ban ngày
- Tạo thói quen chủ động cho bé khi uống sữa bình
Bài viết cùng chủ đề:
- #8 cách kích sữa cho mẹ mất sữa sau sinh hiệu quả nhất
- Khám phá top #10 những thực phẩm gây mất sữa mẹ sau sinh
- Top #20 thực phẩm sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa cho con bú
Cách vắt sữa mẹ ra cho con bú có bị mất chất dinh dưỡng?
Có nhiều mẹ bầu nghĩ rằng khi vắt sữa ra thì sữa không có dinh dưỡng tốt như bú trực tiếp. Không phải vậy đâu. Các mẹ biết cách vắt sữa thì sẽ bảo quản được đúng dinh dưỡng trong sữa và cũng sử dụng được lâu ngày. Quan trọng là biết cách vắt và bảo quản thì các mẹ hoàn toàn chủ động khi vắt sữa. Vậy sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Trong phần tiếp theo các mẹ sẽ có thời gian tìm hiểu vấn đề này.
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Sữa mẹ để ngoài có cần hâm nóng?
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?
Để có thể vắt sữa và dự trữ, cách mẹ cần tìm hiểu cách vắt sữa vệ sinh, an toàn để không bị mất dưỡng chất. Bây giờ có máy vắt sữa rất tiện lợi, các mẹ chỉ cần rửa tay sạch sẽ, vệ sinh máy và sử dụng rồi tích sữa ở bình đã được kháng khuẩn. Với cách làm này, sữa luôn được sạch sẽ, an toàn và bé uống vẫn phát triển bình thường các mẹ ạ.
Về vấn đề sữa mẹ vắt ra để được bao lâu, các mẹ phải biết cách bảo quản thì mới có thể tích sữa lâu được nhé. Cụ thể có những trường hợp như dưới đây.
- Ở nhiệt độ thường, khoảng 26 độ trở xuống, sữa mẹ vắt ra chỉ sử dụng trong khoảng 6 đến 8 tiếng đồng hồ. Nếu nhiệt độ cao trên 26 độ C thì sữa chỉ dùng trong giờ đầu tiên sau khi vắt
- Khi bảo quản ở ngăn mát, sữa mẹ vắt ra để được tối đa 2 ngày. Khi uống, các mẹ hâm nóng lại cho bé là được.
- Nếu mẹ để sữa ngăn đá, sữa mẹ có thể được bảo quản khoảng 2 tuần đến 4 tháng. Thời gian này sữa vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng vô cùng tốt. Tủ lạnh to, 2 ngăn riêng biệt thì thời gian bảo quản sẽ tốt hơn.
- Nếu mẹ nào có điều kiện dùng tủ đông chuyên dụng với nhiệt độ là nhiệt độ phòng, sữa mẹ có thể được bảo quản trong khoảng 6 tháng, thật bất ngờ phải không?
- Sữa mẹ đã đem ra hâm nóng thì cần cho bé uống nhanh trong 1 đến 2 giờ, không nên để lâu. Lưu ý là sữa mẹ không được hâm nóng nhiều lần, chỉ hâm nóng 1 lần trước khi sử dụng.
Bài viết cùng chủ đề
- Túi trữ sữa nào tốt nhất hiện nay & Cách sử dụng túi trữ sữa
- Uống gì để có nhiều sữa cho con bú? Bật mí 10 loại đồ uống thần thánh
Một số lưu ý cách bảo quản sữa mẹ vắt ra đúng cách
Bú sữa trực tiếp là tốt nhất cho trẻ nhỏ. Nhưng có nhiều tường hợp nhất định càn vắt sữa. Có nhiều mẹ bầu có khá nhiều sữa nên muốn vắt ra để tích trữ và sử dụng cho bé trong thời gian dài. Nhưng làm sao vắt sữa an toàn mà đảm bảo dưỡng chất cho bé một cách tốt nhất? Để hiểu biết vấn đề này, các mẹ có thể xem những lưu ý dưới đây khi vắt sữa cho bé:
- Trước khi hút sữa, vắt sữa phải vệ sinh bình đựng sữa, máy hút sữa và ngực mẹ thật sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh, đảm bảo sữa luôn được sạch khi bé uống.
- Khi mua túi đựng sữa, các mẹ lưu ý chọn loại túi an toàn nhất để đảm bảo sứa được bảo quản thật tốt. Nếu các mẹ có thể mua được loại tí có ghi thông tin ngày tháng thì sẽ rất tốt và giúp được cho mẹ biết thời gian hút sữa để bảo quản và sử dụng tránh lãng phí.
- Không được cho sữa mẹ mới hút vào tủ lạnh ngày, vì lúc này sữa của mẹ còn nóng hổi, cần phải để nguội sau đó mới cho vào tủ lạnh, để bảo quản an toàn mà không lo tốn điện.
- Khi mua đồ ăn và bảo quản trong cùng tủ lạnh với mẹ thì cần chú ý sạch sẽ, an toàn, cũng như không lên để đô ăn dễ hỏng, dễ có mùi cùng với sữa. Nếu được thì nên để sữa ở ngăn riêng, an toàn nhất.
- Khi bé uống sữa đã được ra đông thì dù có dư sữa này cũng không cất lại vào tủ. Mỗi lần bé uống sữa, sữa đó sẽ được đun ấm lại nhưng chỉ đau 1 lần. Đun nhiều sẽ gây mất chất dinh dưỡng.
- Cần cho bé uống sữa sau khi hút xong không quá 4 giờ Nếu bé không chịu bú sữa thi các mẹ nên cho sữa vào tủ lạnh bảo quản luôn, vì để 4 tiếng sữa lên men, bị chua và còn bị nhiễm khuẩn gây hại cho bé.
- Không để bé uống sữa lạnh, cần hâm nóng lại sữa mỗi khi bé uống để bé không bị lạnh bụng và có cảm giác như uống sữa mẹ giống trước đây.
Với bài viết này, các mẹ sẽ có nhiều cách để bảo quản sữa cho bé yêu. Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Thời gian tối đa là 6 tháng, tối thiểu là 1 tháng. Như vậy, các mẹ có thể bảo quản sữa lâu dài để con minh sử dụng ngay cả khi lượng sữa giãm đỉ. Gia Đình Là Vô Giá chúc các mẹ có lượng sữa chất lượng, dinh dưỡng nuôi con để các bé phát triển thật khỏe mạnh, vững bền.
Theo GĐLVG