Sự tích tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 năm 2020 là ngày gì?

Thu gọn
Mục lục

Tết Đoan Ngọ 2020 là một trong những dịp lễ tết quan trọng theo truyền thống và văn hóa phương Đông nói chung và đời sống tin ngưỡng của con người Việt Nam nói riêng. Các bạn trẻ có thể chưa biết Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ là gì hay ngày mùng 5 tháng 5 là ngày gì, tết đoan ngọ ăn gì hay tết đoan ngọ cúng gì...

Bởi nhiều nguyên nhân khác nhau chẳng hạn như không được cha mẹ chỉ dẫn, không được ông ba giải nghĩa hay không chịu đọc tài liệu tham khảo. Vì thế, trong bài viết này chuyên mục Cẩm Nang Gia Đình sẽ bật mí ý nghĩa tết Đoan Ngọ là gì và các thông tin chi tiết về cách cúng mùng 5 tháng 5.

Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương – ngày tết truyền thống tại một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Khi được “chuyển thể” nó cũng có những tên gọi khác nhau như Tết chiết sâu bọ, Ngày giết sâu bọ, Tết mùng 5 tháng 5… những thông tin dưới đây giúp lý giải câu hỏi Tết Đoan Ngọ là gì đang được nhiều người quan tâm hiện nay.

Ngày tết đoan ngọ cúng gì? tết đoan ngọ ăn gì? Cách cúng mùng 5 tháng 5 Ngày tết đoan ngọ cúng gì? tết đoan ngọ ăn gì? Cách cúng mùng 5 tháng 5

Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là một ngày Tết truyền thống dựa trên văn hóa – tín ngưỡng dân gian Phương Đông nhằm đánh dấu một giai đoạn mới mở đầu cho những điều tốt đẹp, cầu cho mùa màng bội thu, sinh nhai thuận lợi. Trong ngày Tết Đoan Ngọ người ta thường có những tục lệ khác nhau như: Tục chiết sâu bọ, Tục nhuộm móng chân – móng tay, Tục tắm nước lá mùi, Tục khảo cây lấy quả, Tục hái thuốc vào giờ Ngọ…

Tại mỗi nước khác nhau những tục lệ và nghi thức cho ngày Tết Đoan Ngọ lại khác nhau. Ở Đông Á có Việt Nam, Triều Tiên và Trung Quốc ngày Tết này được bảo tồn và chân trọng lưu giữ. Để bạn đọc dễ ghi nhớ Tết Đoan Ngọ là gì chúng tôi sẽ tóm tắt lại những ý chính nêu trên.

Nguồn gốc sự tích tết Đoan Ngọ ngày mùng 5 tháng 5 tại Việt Nam

Theo sự tích truyền miệng, thì vào một vụ mùa lọ sau tết nguyên đán, nông dân cả nước Việt vui mừng vì năm nay trời thương có thời tiết đẹp và vui mừng trúng vụ mùa lớn. Tuy nhiên, khi vào đầu hè tức mùng 5 tháng 5 thì bị sâu bọ hoành hành, chúng ăn hết mùa vụ của nông dân; làm cho các nông sản sắp thu hoạch đứng trước nguy cơ bị mất trắng.

Nhà vua mới truyền chiếu chỉ tìm cách diệt sâu bọ, thì ở một làng kia có một ông lão đến và tự xưng là Đôi Truân (dịch từ tiếng Hán sang), nói rằng có thể diệt được sâu bọ giúp nông dân giữ được nông sản. Ông bảo dân làng để cúng tết đoan ngọ, cúng mùng 5 tháng 5 thì phải chuẩn bị các lễ vật như: Hoa Quả, Rượu Nếp, Bánh Tro, mỗi nhà phải tự lập một dàn cúng tết Đoan Ngọ đúng vào giờ Ngọ. Sau đó kéo ra đồng, không hẹn mà tới tất cả dân làng cùng kéo ra đồng; mọi người thi nhau bắt sâu bọ và từ đó nạn dịch sâu bọ đã bị diệt trừ.

Vì thế để tỏ lòng biết ơn, hàng năm cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 dân làng cả nước tổ chức lễ tết Đoan Ngọ. Và mọi người đặt tên ngày này là "tết Đoan Ngọ - Tết Diệt Sâu bọ - hay ngày mùng 5 tháng 5.." Đây chính là sự tích tết Đoan Ngọ tại Việt Nam, nhiều quan điểm cho rằng nguồn gốc tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ Trung Quốc; nhưng xét theo bối cảnh lịch sử thì Trung quốc cũng chỉ phỏng đoán ngày tết Đoan Ngọ chứ cũng không chính xác. Do đó, đây là một quan điểm sai lầm khi nói nguồn gốc tết Đoan Ngọ của Việt Nam bắt nguồn từ Trung quốc.

Ý nghĩa tết Đoan Ngọ Việt Nam

Ý nghĩa của tết Đoan Ngọ tại Việt Nam như sau:

- Tết Đoan Ngọ còn có tên gọi là Tết Đoan Dương.

- Tết đoan ngọ là ngày nào và ngày 5/5 là ngày gì? Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.

- Là ngày Tết truyền thống dựa trên:

+ Văn hóa của người Việt Nam

+ Tín ngưỡng dân gian.

- Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa đánh dấu một giai đoạn mới:.

+ Mùa màng bội thu, diệt trừ sâu bọ hại mùa màng.

+ Công việc thuận lợi.

- Tết Đoan Ngọ có các tục lệ như:

+ Tục chiết sâu bọ

+ Tục nhuộm móng chân – móng tay

+ Tục tắm nước lá mùi

+ Tục khảo cây lấy quả

+ Tục hái thuốc vào giờ Ngọ…

Ngày Tết Đoan Ngọ cũng được nhiều người gọi với những cái tên dân dã hơn như ngày chiết sâu bọ chẳng hạn, bạn đọc quan tâm nên tham khảo bài viết ngày chiết sâu bọ là gì mà chúng tôi thực hiện trước đó.

Trong ngày Tết Đoan ngọ chúng ta không chỉ có một tục duy nhất là tục giết sâu bọ mà còn có các tục khác như: Tục khảo cây lấy quả, Tục hái thuốc vào giờ Ngọ, Tục treo ngãi cứu để trừ tà, Tục đi siêu, Tục nhuộm móng chân móng tay, Tục đeo bùa tui bùa túi, Tục tắm nước lá mùi… và hàng chục hoạt động tín ngưỡng tâm linh khác như ăn gì, sinh hoạt như thế nào và các buổi trong ngày, đi hái thuốc, con rể “sêu” cha mẹ vợ, học trò lễ tết thầy…

Khám phá mùng 5 tháng 5 là ngày gì? Ý nghĩa tết đoan ngọ là gì? hay mùng 5 tháng 5 là tết gì Khám phá mùng 5 tháng 5 là ngày gì? Ý nghĩa tết đoan ngọ là gì? hay mùng 5 tháng 5 là tết gì

Tết Đoan Ngọ cúng gì? Ngày mùng 5 tháng 5 cúng gì?

Cúng mùng 5 tháng 5 gồm những gì?

- Hương, hoa, vàng mã

- Nước, rượu nếp

- Các loại hoa quả

- Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp

- Xôi, chè

Cúng Tết Đoan Ngọ vào lúc nào?

- Mùng 5 tháng 5 là ngày mấy dương lịch? năm nay tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 25/6/6/2020 dương lịch tức ngày 5/5/2020 âm lịch. Theo quan niệm cổ truyền thì dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) là lúc tiết trời oi ả. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. 

Khi nói tới việc đặt tên chúng ta đều nhận thấy đây là một từ ghép Hán – Việt trong đó Đoan có nghĩa là mở đầu, Ngọ chỉ thời gian cụ thể là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều. Do vậy, thời gian cách cúng mùng 5 tháng năm, cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11 giờ đến 13 giờ.

Ngoài ra Đoan Ngọ còn để chỉ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, trùng với ngày hạ chí tạo ra những hình ảnh theo quan niệm dân gian là tốt. Còn Y học Phương Đông lại cho rằng hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người ngày Đoan ngọ đều lên cao hơn những ngày trong năm thậm chí là lên đến tột bậc.

Bài cúng mùng 5 tháng 5 theo Văn khấn tết Đoan Ngọ cổ truyền Việt Nam

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

- Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày mồng 5/5 âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Trên đây là một số thông tin lý giải cho câu hỏi ý nghĩa Tết Đoan Ngọ là gì mà nhiều bạn đọc đang thắc mắc. Khi cần thêm các thông tin hay muốn hiểu rõ hơn về sự tích tết Đoan Ngọ Việt Nam thì các bạn có thể gửi câu hỏi theo địa chỉ Email trong phần “Gửi câu hỏi” của trang web Gia Đình Là Vô Giá để được hỗ trợ. Cám ơn bạn đã tham khảo bài viết này.

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất