Mâm ngũ quả ngày tếtlà lễ vật không thể thiếu để đặt lên bàn thờ trong dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của người Việt. Ở mỗi vùng miền của nước ta thì mâm ngũ quả sẽ có những loại quả khác nhau với cách trang trí, ý nghĩa của từng loại quả cũng khác nhau. Tuy nhiên, đa phần đều ẩn chứa ý nghĩa mong một năm mới an lành, phát tài phát lộc. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn hiểu rõ hơn về cách chưng mâm ngũ quả ngày tết cũng như ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết của 3 miền Bắc Trung Nam ngày Tết như thế nào nhé!
Ý nghĩa mâm ngũ quả và cách bày mâm ngũ quả ngày tết
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết theo 3 miền
Mâm ngũ quả là lễ vật thờ cúng, bao gồm 5 loại quả khác nhau được trang trí và bày biện trang nghiêm đặt lên bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết Nguyên Đán. Mâm ngũ quả bao gồm 5 loại quả khác nhau, mỗi loại quả thông qua tên gọi và màu sắc sẽ tượng trưng cho một ước nguyện riêng của gia chủ. Ngoài ra, chữ “ngũ” còn tượng trưng cho ý nghĩa: Phúc, quý, thọ, khang, ninh.
Nước ta có 3 miền Bắc Trung Nam có khí hậu và phong tục tập quán khác nhau. Do đó, có thể quan niệm trong ý nghĩa của từng loại quả ngày Tết sẽ khác nhau. Tuy nhiên, đa phần những loại quả sau đây đều được sử dụng phổ biến để bày lên mâm ngũ quả, với ý nghĩa "mâm ngũ quả cầu vừa đủ xài", chi tiết ý nghĩa các loại quả cụ thể như sau:
- Chuối: Biểu tượng con cháu sum vầy, sự bao bọc, chở che, yêu thương nhau.
- Phật thủ: Như bàn tay phật che chở, bảo vệ cho cả gia đình.
- Bưởi: Phúc lộc, viên mãn.
- Dứa: Mùi thơm, hạnh phúc, đa phúc lộc.
- Quả lê hoặc dưa lê: Biểu tượng ý nghĩa thành đạt, thăng tiến, suôn sẻ.
- Cam, quýt: Có màu vàng đại diện cho tài lộc, sự thanh đạt.
- Lựu: Có nhiều hạt với ý nghĩa con đàn cháu đống, đa phúc, đa lộc.
- Dừa: Viên mãn, như ý.
- Đào: Biểu tượng cho sự thăng tiến.
- Táo: Giàu sang, phú quý
- Thanh long: Phát tài phát lộc.
- Dưa hấu: Ruột đỏ đại diện cho sự may mắn.
- Sung: Sung mãn, sung sướng, an nhàn.
- Đu đủ: Cuộc sống đầy đủ, thịnh vượng.
- Xoài (phát âm giống như “xài”): biểu tượng cho ý nghĩa cầu mong tiền bạc đủ xài.
- Ý nghĩa của quả nho trong mâm ngũ quả: Theo phongthuyso.vn thì nho đại diện cho sự tượng trung của vật chất phong thủy. Nho mang đến sự thành công, hóa hung thành cát.
Cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa mâm ngũ quả 3 miền Bắc Trung Nam
Mỗi một vùng miền sẽ có những cách bày mâm ngũ quả ngày tết khác nhau cũng như sẽ có những quan niệm khác nhau về ý nghĩa của từng loại quả. Tuy nhiên, cả 3 miền đều có điểm chung đó là đều chọn những loại quả đẹp nhất, sạch và tươi ngon, màu sắc bắt mắt nhất để bày biện lên bàn thờ. Họ đều chọn 5 loại quả khác, nhau nghĩa là chỉ tính loại, không tính lượng (số lượng quả). Hoa quả đều được rửa sạch, khô ráo trước khi đặt lên bàn thờ. Mâm ngũ quả chỉ dùng để đặt quả mà không đặt thêm các lễ vật khác như bánh kẹo hay hương hoa.
Dưới đây là cách trình bày và quan niệm ý nghĩa về mâm ngũ quả ngày Tết của từng vùng miền Bắc Trung Nam
Cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa mâm ngũ quả miền Bắc
Mâm ngũ quả miền bắc có những quả gì? Trong dịp Tết Nguyên Đán, mâm ngũ quả miền Bắc thường bày trí mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành. Mỗi một màu của từng loại quả sẽ biểu tượng cho các ngũ hành khác nhau. Cụ thể: Kim quả màu trắng, Mộc quả màu xanh, Thủy quả màu đen, Hỏa quả màu đỏ, Thổ quả màu vàng. Mâm ngũ quả miền Bắc cũng được bày trí với ý nghĩa cầu mong một năm mới mọi người luôn bình an, may mắn, phát tài, phát lộc, mọi việc đều suôn sẻ.
Cách chưng mâm ngũ quả ngày tết miền bắc. Mâm ngũ quả ngày tết gồm những gì
Mâm ngũ quả ngày tết ở miền bắc thường có các quả sau: chuối, bưởi, phật thủ, đào, hồng hoặc cam, quýt,... Số lượng các loại quả không giới hạn nhiều hay ít mà sắp xếp, bài trí miễn sao cân đối với các loại quả khác, tạo thành một mâm ngũ quả đẹp mặt để bày biện trang nghiêm lên bàn thờ tổ tiên.
Cách bày mâm ngũ quả miền bắc như sau: chọn một đĩa to, cho nải chuối (thường là 2 nải úp vào nhau tạo thành vòng cung) đặt dưới cùng. Sau đó, đặt và gài xen kẽ 4 loại quả còn lại lên bên trong quả chuối. Ở giữa đặt quả bưởi hoặc phật thủ màu vàng. Xung quanh là các loại quả còn lại như cam quýt, hồng, đào. Miễn sao một mâm quả để thờ như vậy có tổng cộng 5 loại quả khác nhau.
Cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa mâm ngũ quả miền Trung
Trong văn hóa tập quán của người miền Trung thì họ không quá câu nệ trong việc chọn các loại quả để bày trí lên mâm ngũ quả. Họ thường cúng hoa quả theo mùa và thường chọn 5 loại quả khác nhau. Mỗi gia đình sẽ tự chọn một mâm ngũ quả bao gồm các loại quả riêng, hoa quả họ cúng thường là tự nhà trồng được. Tuy nhiên đa phần người miền Trung cũng sẽ chọn hoa quả bắt buộc ngày Tết cần có chuối và bưởi với ý nghĩa cầu mong con đàn cháu đống, hạnh phúc viên mãn. Ngoài ra, họ còn chọn các loại quả khác như quả sung (mong muốn cuộc sống sung túc), đu đủ (mong cuộc sống đủ đầy), cam quýt (phát tài, phát lộc),...
Cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa mâm ngũ quả miền trung
Cách trình bày mâm ngũ quả miền Trung cũng rất đơn giản. Thường cho chuối hoặc chọn loại quả nào to thì đặt dưới cùng, các loại quả còn lại được bày trí lên trên, xung quanh thành một mâm ngũ quả đẹp mắt.
Cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa mâm ngũ quả miền Nam
Mâm ngũ quả miền nam gồm những gì? Trong phong tục tập quán thì mâm ngũ quả ngày tết miền nam gồm có 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với ý nghĩa (theo phát âm từng loại quả) là “Cầu sung vừa đủ xài” với mong muốn một năm mới sẽ có tài lộc vừa đủ chi tiêu cho cuộc sống. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) hoặc là dưa hấu, thanh long với ý nghĩa cầu mong sự may mắn, thuận lợi và bình an.
Cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa mâm ngũ quả miền nam.
Cách bày trí mâm ngũ quả ngày tết miền nam rất đơn giản. Chỉ cần bày trí đủ 5 loại quả trên trong một đĩa to và sắp xếp đan xen các loại quả với màu sắc khác nhau để tạo thành một mâm ngũ quả bắt mắt và gợi sự sung túc, viên mãn ngày Tết. Muốn vậy bạn cần chọn 3 loại quả to nhất đặt lên phía trước là đu đủ, xoài và dừa. Rồi đặt những quả còn lại lên trên cùng tạo thành hình ngọn tháp. Hoa quả chọn để thắp hương nên chọn những quả có màu đẹp và kích thước phù hợp để bày biện kết hợp với nhau, tạo thành mâm ngũ quả đẹp.
Người miền Nam thường không chọn cúng chuối hay lê, cam, quýt, bởi họ quan niệm rằng:
- Chuối: Ý nghĩa chúi nhủi, làm ăn, công danh, sự nghiệp không phất lên được.
- Lê: Lê lết.
- Cam, quýt: Quýt làm cam chịu.
Cách chọn các loại quả bày trong ngày Tết
- Chọn quả mới chín tới để vẫn có màu sắc tươi và bày được lâu.
- Chọn quả chắc tay, không bị dập nát, trầy xước, còn cuống và lá.
- Không nên rửa quả sẽ làm quả nhanh bị héo hoặc hỏng nếu có chỗ đọng nước.
Lưu ý: Đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả, xin trả lời là thứ tự đặt bàn thờ như sau: Bài vị gia tiên, rồi đến bát hương rồi mới đến mâm ngũ quả ngày tết.
Lời kết
Trên đây là nội dung chia sẻ về cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết trong văn hóa 3 miền Bắc Trung Nam của nước ta. Tết Nguyên Đán là Tết cổ truyền của người Việt, chuẩn bị mâm ngũ quả để thờ cúng thể hiện lòng hiếu thảo, nhớ ơn cội nguồn, là nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc ta. Hi vọng, bài viết ngày của Gia Đình Là Vô Giá đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết cũng như biết cách chọn loại quả, bày trí mâm ngũ quả để cúng tổ tiên trong dịp Tết này nhé.