Chia sẻ Cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi

Thu gọn
Mục lục

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất yếu, dễ mắc bệnh về mũi, hầu, họng và xuất hiện đờm nhớt. Khi không loại bỏ được đờm nhớt ứ đọng trẻ sẽ dễ bị nôn ói, khó thở, bỏ ăn, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, với cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi dưới chuẩn theo bác sĩ dưới đây sẽ giúp ba mẹ giải quyết nhanh chóng tình trạng này ở con.

Cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh có hiệu quả?

Cách vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh được bác sĩ áp dụng hiệu quả, thế nên các cha mẹ cần phải biết để áp dụng cho con của mình. Đây là phương pháp vật lý, hoặc bằng dụng cụ, hoặc bằng tay của kỹ thuật viên giúp cải thiện hiệu quả đường hô hấp. Nó làm phổi giãn nở tốt hơn, tăng cường cơ hô hấp, đào thải, bài trừ các chất tiết, đờm nhớt ra khỏi đường hô hấp của trẻ.

Vỗ rung long đờm sẽ dựa theo tính chất vật lý của chất khí, thay đổi áp suất trong đường dẫn khí đi theo từng nhịp thở của bé để làm thông đường thở. Nó giúp con trở nên dễ chịu, giảm khò khè, nôn ói, bú mẹ và ăn được tốt hơn.

Một số bệnh lý về đường hô hấp có thể áp dụng phương pháp này như:

  • Viêm tiểu phế quản
  • Trẻ bị nghẹt mũi
  • Viêm xẹp thùy phổi
  • Bệnh lý về đường hô hấp khiến bé bị ứ đọng đờm nhớt, tắc nghẽn đường hô hấp

Hướng dẫn cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi

Cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi

Mẹ cần thực hiện vỗ rung đờm cho trẻ theo đúng các bước hướng dẫn Cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh. Đây là 1 trong những phương pháp làm loãng đờm cho trẻ khá hiệu quả. Mẹ hãy thực hiện cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh theo các bước sau:
  • Bước 1: Đặt con nằm nghiêng trên một mặt phẳng hoặc giường cứng, không cần kê gối, dùng một miếng khăn xô hoặc bông mềm lót dưới phần mông của bé. Đặt trẻ ở tư thế sao cho đầu và mông tạo thành 1 góc 15 độ là hợp lý.
  • Bước 2: Tiến hành động tác vỗ rung đờm. Trước tiên, mẹ chụm bàn tay lại để tránh làm đau bé, vỗ nhẹ từ dưới lên trên vùng lưng liên tục của trẻ ở khu vực giữa cổ và phổi. Mẹ thực hiện vỗ như vậy trong vòng 3 phút sẽ khiến khối đờm rung và loãng ra, nó tạo ra lực đẩy đờm còn mắc kẹt từ dưới cổ họng lên trên miệng.
  • Bước 3: Tiếp theo đặt bé ngửa trên tay. Mẹ dùng ngón tay day nhẹ ở phần cổ để kích thích trẻ ho bật hết đờm ra ngoài.

Nếu trong trường hợp cách vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh mà không hiệu quả, các mẹ nên xem ngay #7 cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh từ 1 đến 12 tháng tuổi hiệu quả nhất và áp dụng các mẹ nhé!

Những lưu ý giúp trẻ sơ sinh bớt đờm ở cổ

Ngoài cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh, ba mẹ cần lưu ý thêm vài điều dưới đây để giúp bé mau khỏi bệnh:
Vệ sinh mũi trẻ thường xuyên để loại bỏ đờm nhanh chóng
  • Vệ sinh mũi bé thường xuyên bằng cách nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ 4-5 lần/ngày, thực hiện trước khi cho trẻ ăn hoặc ngủ để trẻ ngủ ngon hơn và ăn dễ hơn.
  • Dùng khăn giấy sạch sử dụng một lần để hỉ, lau mũi cho bé, không nên sử dụng khăn sữa nhiều lần bởi có nguy cơ lây nhiễm nặng hơn.
  • Cho trẻ bú sữa, uống nhiều nước để loãng đờm.
  • Khi bé ngủ mẹ kê gối cao hơn thông thường và đặt con nằm nghiêng.
  • Tuyệt đối không được cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh ức chế cơn ho mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Mẹ không được dùng miệng hút mũi cho trẻ vì trong khoang miệng của mẹ có thể chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Trong trường hợp mẹ đã áp dụng tất cả các hướng dẫn trên mà trẻ sơ sinh ho có đờm kéo dài nhiều ngày, không thuyên giảm thì hãy đưa bé đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Với các bước về cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ trên đây, hy vọng mẹ có thể tự mình chăm sóc cho bé được tốt hơn. Chúc con mau hết bệnh, vui khỏe nhé!

Từ khóa liên quan
  • cách vỗ rung đờm cho trẻ nhỏ
  • cách vỗ rung đờm cho trẻ 4 tháng tuổi
  • cách vỗ rung đờm cho trẻ 1 tuổi
  • cách vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất