#9 mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh đơn giản giúp mẹ "xử đẹp"

Thu gọn
Mục lục

Nuôi con là quãng thời gian đáng nhớ  của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, điều đáng nói là một số trẻ thường có thói quen gắt gỏng, đặc biệt là trong khi ngủ khiến cha mẹ vô cùng căng thẳng và lo lắng, những người lần đầu nuôi con lại càng cảm thấy khó khăn hơn. Vậy có những mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh nào vừa đơn giản lại hiệu quả? Hãy cùng theo dõi ngay sau đây nhé!

Xem thêm:

Trẻ 1 tháng tuổi gắt ngủ, nguyên nhân do đâu?

Theo các chuyên gia, hiện tượng gắt ngủ, khó ngủ vẫn thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nguyên nhân là bởi:
Theo sinh lý, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vào những tháng đầu đời thời gian mỗi lần ngủ thường ngắn và không sâu. Vì vậy, bé sẽ rất hay tỉnh giấc và bị gắt ngủ.
Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn bú mẹ sẽ nhanh đói và khi đói bé sẽ dễ dàng trở nên gắt ngủ, khó ngủ lâu.
Một số bé bị bệnh, cơ thể mệt mỏi, khó chịu cũng là nguyên nhân khiến giấc ngủ của bé bị ảnh hưởng, thậm chí nhiều bé còn khó ngủ và đòi mẹ ôm ấp, vỗ về.
Bên cạnh đó, hệ thần kinh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên dễ bị giật mình trong khi ngủ và quấy khóc.

Bố mẹ bỏ qua các biểu hiện buồn ngủ của trẻ

Nếu không nhận biết sớm các biểu hiện buồn ngủ của trẻ, bé sẽ càng khó được cho đi ngủ, cứ như vậy sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng gắt ngủ khiến các mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh khó đạt hiệu quả. Khi trẻ buồn ngủ, bé sẽ thường có những hành động như dụi mắt, mệt mỏi, ngáp, không chịu chơi … 

Cơ thể của trẻ không khỏe

Khi mọc răng, cơ thể của trẻ sẽ thiếu canxi, những trường hợp mắc các bệnh về đường hô hấp, dị ứng hoặc hệ tiêu hóa có vấn đề, bé sẽ khó chịu, dễ quấy khóc hơn.

Thói quen xấu của trẻ trong lúc ngủ

Việc mẹ bế trẻ quá nhiều, đu đưa, cho bé ngậm ti giả… có thể vô tình khiến cho bé hình thành thói quen xấu khó bỏ. Lớn hơn, con sẽ dễ gắt gỏng và khó đi vào giấc ngủ nếu không được thỏa mãn các thói quen cũ.

Chỗ ngủ của trẻ không thoải mái

Nơi bé ngủ quá sáng hay tù túng, nhiệt độ trong phòng quá nóng hay quá lạnh, ồn ào, côn trùng … sẽ làm cho trẻ 1 tháng tuổi gắt ngủ nhiều hơn.

Hậu quả của việc trẻ 1 tháng tuổi gắt ngủ kéo dài

Nếu bạn không sớm khắc phục mà để trẻ 1 tháng tuổi gắt ngủ, khó ngủ… quá lâu có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, phát triển kém. Cụ thể như:

  • Chiều cao, cân nặng tăng chậm: Trẻ ngủ không đủ giấc gây cản trở hoạt động của tuyến tiền yên, giảm điều tiết hormone khiến bé bỏ bú, chậm lớn.
  • Khả năng miễn dịch kém: Trẻ 1 tháng tuổi gắt ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến hệ miễn dịch kém, khiến bé dễ mắc bệnh.
  • Suy giảm hoạt động của não bộ: Trẻ ngủ kém sẽ làm ức chế quá trình phát triển các nơron thần kinh, khiến bé khó tiếp thu.
  • Không gian ngủ dành cho bé cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé

Cách khắc phục tình trạng trẻ 1 tháng tuổi gắt ngủ

chữa tật gắt ngủ

Làm thế nào để bé không gắt ngủ? Đừng quá lo lắng, bạn có thể tham khảo mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh, trẻ 1 tháng tuổi gắt ngủ dưới đây:

  • Tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ 
  • Với mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh này bạn nên kiên trì. Trẻ sau khi sinh thường rất dễ ngủ dù đang quấy khóc, khó chịu. Trong 6 tuần đầu tiên, bạn nên cho bé bú và ngủ bất cứ lúc nào bé tỏ ra quấy khóc.
  • Tuy nhiên, đa số trẻ sơ sinh đều ngủ và bú cách nhau khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng. Vì vậy, để tập thói quen ngủ đúng giờ từ khi còn nhỏ, bạn nên ghi lại từng mốc thời gian những khi bé bú và ngủ để có sự điều chỉnh cữ bú hợp lý, giúp bé ngủ lâu hơn. Ngoài ra, việc này còn giúp bố mẹ có sự chủ động khi  chăm sóc con yêu.
  • Cho bé bú no trước khi ngủ
  • Nhiều bậc phụ huynh thường ru bé ngủ trên tay rồi mới đặt xuống giường, thế nhưng những trẻ hay bị gắt ngủ lại thường dễ tỉnh giấc và quấy khóc. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên cho bé bú no, nếu bé tỏ ra buồn ngủ thì cần đặt ngay lên giường để bé ngủ êm giấc, không chịu bất kỳ kích thích nào.
  • Bên cạnh đó, để bé dễ ngủ hơn bạn có thể vỗ người bé nhẹ nhàng hoặc dùng tay xoa lưng bé. Việc mẹ cho bé bú no cũng như nằm trên giường trước khi chìm vào giấc ngủ sẽ tốt cho bé thay vì để bé ngủ trên tay và có thể bị gắt ngủ khi được đặt xuống giường.
  • Mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh bằng cách theo dõi những dấu hiệu bé buồn ngủ
  • Khi bé muốn đi ngủ, bé thường có biểu hiện lờ đờ, ngáp và mệt mỏi. Việc của chúng ta là thường xuyên theo dõi và ghi lại các biểu hiện của bé để kịp thời cho bé bú no rồi đặt bé vào nôi.
  • Nếu để trẻ bị quá giấc ngủ, chất melatonin sẽ được tiết ra trong người bé để xoa dịu cơn mệt mỏi, khiến bé bị gắt ngủ, quấy khóc,...
  • Không ru bé ngủ bằng cách rung lắc
  • Nhiều mẹ thường có thói quen rung lắc để bé dễ ngủ hơn. Khi bé quấy khóc quá nhiều, bạn nên bế bé trên tay rung lắc và hát ru cho bé dễ ngủ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể để bé nằm trên võng hoặc nôi và đu đưa. Tuy nhiên, nếu làm theo cách này giấc ngủ của bé sẽ không sâu. 

Bài viết cùng chủ đề

Hi vọng những thông tin mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh trên đây sẽ giúp mẹ giảm bớt căng thẳng khi thấy con yêu gắt ngủ mãi không dứt. Mẹ hãy yên tâm vì khi trẻ lớn hơn, giấc ngủ đi vào nề nếp thì tình trạng cáu gắt khó chịu lúc ngủ của con sẽ giảm dần và biến mất. Chúc gia đình luôn vui vẻ và khỏe mạnh!

Theo Gia Đình Là Vô Giá

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất