Cách hâm sữa mẹ đúng cách và #5 điều các mẹ cần biết khi hâm sữa cho trẻ

Thu gọn
Mục lục

Với những mẹ phải đi làm sớm, không thể cho bé bú đúng bữa thì việc trữ đông sữa mẹ là điều cần thiết. Vì vậy cần hâm nóng sữa mẹ trước khi cho bé sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách hâm sữa mẹ đúng cách hay cách hâm nóng sữa mẹ đúng cách.

Cách hâm sữa mẹ đúng cách

Cách hâm sữa đúng cách là giữ được đầy đủ những dưỡng chất quan trọng trong sữa mẹ. Khi hâm sữa mẹ ở nhiệt độ quá cao sẽ khiến 1 số lượng Vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé bị phân hủy, làm giảm chất lượng sữa mẹ.

Có 2 cách hâm sữa mẹ để ngăn đá phổ biến nhất hiện nay:

  • Ngâm sữa vào nước ấm
  • Sử dụng máy hâm sữa

Ngâm sữa vào nước ấm

Đây là một trong những cách làm nóng sữa mẹ đơn giản và quen thuộc được nhiều mẹ sử dụng.

Đầu tiên để sữa mẹ trữ đông ra ngoài để tan bớt đá. Sau khi sữa đã tan hết đá thì mẹ hãy ngâm sữa vào một bát nước ấm. Nhưng không nên sử dụng nước quá nóng vì điều đó sẽ khiến em bé bị bỏng khi sử dụng.

Ngược lại nếu nước để ngâm sữa không đủ nóng sẽ không thể làm ấm sữa. Nhiệt độ lý tưởng của sữa mẹ sau khi hâm nên nằm trong khoảng từ 37 - 40 độ C.

Sử dụng máy hâm sữa

Cách hâm sữa mẹ đúng cách phổ biến tiếp theo đó là sử dụng máy hâm sữa.

Các bạn cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng máy hâm sữa. Lý do bởi vì mỗi máy sẽ có những chi tiết kỹ thuật khác nhau, thông số khác nhau, tính năng khác nhau.

Cách sử dụng cơ bản các dòng máy hút sữa là đặt bình sữa vào khoang hâm nóng, sau đó thêm nước vào mức được đánh dấu sẵn và chọn nhiệt độ phù hợp.

Khi bình sữa trong bình đạt đúng nhiệt độ, máy sự tự chuyển sang chế độ giữ nhiệt, ủ ấm sữa mẹ trong máy và cho trẻ sử dụng khi tới bữa.

Hâm sữa mẹ và những điều bạn cần biết

Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu?

Sữa mẹ sau khi hâm có nhiệt độ từ 37-40 độ C. Đây là nhiệt phòng bình thường, điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi nảy nở, dẫn tới việc sữa bị hỏng nếu mẹ để sữa đã hâm bên ngoài quá lâu.

Sữa mẹ sau khi hâm nóng chỉ nên sử dụng trong khoảng 1 tiếng đồng hồ kể cả thời gian ủ sữa trong máy.

KHÔNG NÊN đun sôi sữa mẹ

Một trong những sai lầm mà nhiều mẹ mắc phải khi hâm sữa mẹ đó là đun sữa mẹ trên bếp. Dù cách này nhanh, tiện lợi nhưng nó sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ, đặc biệt là các kháng thể và các vi chất.

Sữa mẹ trữ đông khi hâm nóng có mất chất không?

Hâm nóng sữa là việc cần thiết để đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho bé sử dụng. Khi hâm nóng sữa mẹ trong độ nóng phù hợp sẽ không làm mất đi chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.

Một điều quan trọng đó là nhiệt độ bình thường khi bé bú trực tiếp sữa mẹ là từ 37 - 40 độ C. Do đó việc hâm nóng sữa mẹ tới nhiệt độ 37 - 40 độ C giúp bé có cảm giác quen thuộc.

Cách hâm sữa mẹ đúng cách và #5 điều các mẹ cần biết khi hâm sữa cho trẻ

Cách hâm sữa mẹ đúng cách và #5 điều các mẹ cần biết khi hâm sữa cho trẻ

Bảo quản sữa mẹ hâm nóng còn thừa cho lần sử dụng tiếp theo

Đây là cách hâm sữa mẹ cho bé không đúng. Như đã nói ở trên, chỉ nên sử dụng sữa mẹ trong 1 giờ sau khi hâm sữa. Nếu bé không uống hết thì bạn nên đổ phần thừa đó đi.

Nếu giữ lại và bảo quản cho lần dùng tiếp theo thì sẽ mẹ không còn chất dinh dưỡng, đặc biệt là vi khuẩn đã sinh sôi sau lần sử dụng đầu tiên.

Có nên hâm sữa bằng lò vi sóng?

Có một số chị em có những cách hâm sữa mẹ rất mới là hâm sữa bằng lò vi sóng. Nhưng đây lại là cách làm sai, không phải là cách hâm sữa mẹ đúng cách, khiến sữa quá nóng và làm các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ bị phân hủy.

Xem thêm

Một số lưu ý khi chị em hâm sữa cho trẻ

Dưới đây là những điểm chú ý cho phụ nữ sau sinh khi hâm sữa cho con:

  • Các mẹ có thể để sữa trữ đông ra ngoài để tan đá trước. Sau đó sử dụng máy hâm sữa để hâm sữa nhanh hơn và an toàn hơn khi sử dụng.
  • Trước khi cho trẻ dùng sữa thì mẹ nên thử nhiệt độ sữa trước. Cách đơn giản nhất là nhỏ 1 vài giọt vào mu bàn tay để thử độ nóng của sữa.
  • Chỉ nên hâm sữa vừa đủ với bữa ăn của bé.
  • Sau khi hâm sữa nếu mẹ thấy dấu hiệu sữa bị hỏng thì cần kiểm tra ngay. Nếu sữa đã hỏng thì tuyệt đối không được để bé bú.
  • Sữa mẹ khi trữ đông có xu hướng tách chất béo trong sữa thành một lớp mỏng trên bề mặt sữa. Do đó trước khi để bé bú thì mẹ cần lắc đều để chất béo hòa đều trong sữa.

Bài viết cùng chủ đề

Sữa mẹ vừa vắt có cần hâm nóng không?

Sữa mẹ vừa vắt ra có thể bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá. Sữa mẹ có thể bảo quản 72 giờ trong ngăn mát, 1 tháng trong ngăn đá và 3 tháng trong tủ đông.

Nếu mẹ sữa mẹ vắt ra để dùng luôn thì có thể sử dụng trong vòng 4 giờ. Trong thời gian này, trước khi để bé bú nếu mẹ cảm thấy sữa đã nguội thì có thể hâm nóng lại, để nhiệt độ sữa ở mức 37 - 40 độ C.

Qua những thông tin trong bài viết “Cách hâm sữa mẹ đúng cách” các mẹ hẳn đã tự tin để hâm nóng sữa mẹ mà vẫn giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng. Chúc các bé thông minh, khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhé!

Theo GIA ĐÌNH LÀ VÔ GIÁ

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất