Tắc tia sữa có mủ là như thế nào & Những dấu hiệu thường gặp ở mẹ sau sinh

Thu gọn
Mục lục

Tắc tia sữa là hiện tượng phổ biến mà các chị em thường lo lắng sau sinh. Nhưng tắc tia sữa có mủ còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Vậy đầu tia sữa có mủ trắng là gì? Mẹ bị tắc tia sữa có mủ phải làm sao? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài.

Phân biệt tắc tia sữa thông thường với tắc tia sữa có mủ

Tắc tia sữa có mủ là một cấp độ cao hơn, nặng hơn so với tắc tia sữa thông thường.

Khi mẹ tắc tia sữa thông thường, triệu chứng thường gặp là sữa mẹ tiết ít, hai bầu ngực căng tức, cảm giác khó chịu kèm theo đó là mệt mỏi.

Sau khi tắc tia sữa thông thường hơn 1 tuần, nếu mẹ không phát hiện, chữa trị kịp thời thì khả năng cao sẽ trở thành tắc tia sữa có mủ. Thậm chí có những mẹ quá trình mưng mủ diễn ra nhanh hơn trong vòng 3-4 ngày.

Dấu hiệu tắc tia sữa có mủ

Các bạn có thể nhanh chóng, dễ dàng phát hiện ra tình trạng tắc tia sữa có mủ qua những dấu hiệu sau đây:

Đầu vú xuất hiện mủ trắng

Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất để mà phân biệt giữa tắc tia sữa có mủ và tắc tia sữa thông thường. Các mẹ có thể thấy rõ trên đầu ti xuất hiện những đốm mủ màu trắng li ti, đôi khi kèm chảy mủ.

Hai bầu ngực căng, tức, nóng rát

Khi mẹ bị tắc tia sữa có mủ thì sữa mẹ vẫn được sản xuất ra như bình thường. Nhưng do ống dẫn sữa, tia sữa bị tắc nên sữa mẹ ra ngoài để bé bú sẽ bị chặn bớt.

Sữa vẫn được sản xuất nhưng không thoát được ra ngoài khiến 2 bầu bị căng, sưng to và nóng rát.

Sốt trên 38 độ, kèm co giật

Khi mẹ bị tắc tia sữa có mủ có thể dẫn tới tình trạng sốt cao trên 38 độ. Lúc này mẹ sẽ có cảm giác ớn lạnh và thậm chí có thể xuất hiện co giật.

Tắc tia sữa có mủ là như thế nào & Những dấu hiệu thường gặp ở mẹ sau sinh

Tắc tia sữa có mủ là như thế nào & Những dấu hiệu thường gặp ở mẹ sau sinh

Nguyên nhân gây tắc tia sữa có mủ

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tắc tia sữa có mủ ở mẹ sau sinh. Trong đó có 4 nguyên nhân gây tắc tia sữa có mủ phổ biến sau:

Không chữa trị khi bị tắc tia sữa thông thường

Như đã nói ở phần trên, tắc tia sữa có mủ là một cấp độ tiến triển nặng hơn của tắc tia sữa thông thường. Nhiều mẹ bỏ qua và không phát hiện kịp thời và khiến tắc tia sữa thông thường phát triển thành tắc sữa có mủ.

Bé bú sai kỹ thuật, tổn thương đầu ti

Việc mẹ để bé bú sai tư thế, sai kỹ thuật, thói quen bé ngậm và cắn đầu ti mẹ cũng là một trong những nguyên nhân xuất hiện đầu tia sữa có mủ trắng.

Nhiễm khuẩn đầu ti

Nhiều mẹ có thói quen không vệ sinh đầu ti lúc trước và lúc sau khi cho con bú. Việc vệ sinh không sạch cũng dẫn tới tắc tia sữa mưng mủ.

Mẹ bị tiểu đường

Theo những nghiên cứu hiện nay, những mẹ bị tiểu đường có nguy cơ mắc tắc tia sữa có mủ cao hơn so với bình thường. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của các mẹ bị mắc bệnh tiểu đường.

Sự nguy hiểm của tắc tia sữa có mủ

Các mẹ thường bỏ qua những triệu chứng ban đầu của tắc tia sữa thông thường. Tới khi nó phát triển thành tắc tia sữa có mủ thì mức độ nguy hiểm đã cao hơn rất nhiều:

  • Lúc này hai bầu ngực mẹ căng, đau buốt khiến mẹ khó chịu, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thậm chí là trầm cảm.
  • Khi bị tắc sữa thì sữa mẹ sẽ tiết ra ít, bé không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, bé chậm lớn, phát triển kém.
  • Nguyên nhân chính dẫn đến áp xe vú chính là tắc tia sữa có mủ. Mẹ bị áp xe vú không khắc phục sớm sẽ tạo ra những khối viêm mạn tính. Thậm chí mẹ bị tổn thương tuyến vú, không tiết được sữa, nặng hơn là ngoại tử.
  • Khi mẹ bị tắc tia sữa có mủ, nếu không chữa trị kịp thời sẽ khiến bệnh phát triển lên cấp độ cực kỳ nguy hiểm như u nang tuyến vú, u xơ tuyến vú,...

Xem thêm bài viết cùng chủ đề

Cách trị tắc tia sữa có mủ

Khi đã phát hiện mình bị tắc tia sữa có mủ, các mẹ cần phải nhanh chóng xử lý và chữa trị kịp thời. Dưới đây là cách chữa tắc tia sữa có mủ khi đầu tia sữa có mủ trắng:

Những điều mẹ nên làm

  • Điều đầu tiên các mẹ cần làm đó là tới tới phòng phòng khám, bệnh viện uy tín để khám và tìm ra cách chữa trị hợp lý.
  • Thường xuyên vệ sinh hai bầu ngực, đặc biệt ở 2 đầu ti. Ngoài ra mẹ nên sử dụng nước nóng để tắm và tắm dưới vòi sen.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tinh thần lạc quan, nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh những thực phẩm gây hại tới sữa mẹ.
  • Uống đủ nước
  • Sử dụng máy hút sữa với lực vừa phải để hút lượng sữa có mủ, chất lượng kém.

Những điều mẹ không nên làm

  • KHÔNG cho bé bú trong thời gian này vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Các đốm mủ trên ti mẹ chứa những chất độc gây hại đến hệ tiêu hóa và hệ hô hấp của bé.
  • KHÔNG tắm nước lạnh.
  • KHÔNG hút sữa liên tục với lực quá mạnh do sẽ gây thêm tổn thương tới tuyến sữa.

Cách phòng chống tắc tia sữa có mủ

Để phòng chống tắc tia sữa có mủ thì mẹ cần chú ý những điểm sau đây:

  • Phát hiện và chữa trị tắc tia sữa thông thường sớm để bệnh không tiến triển xấu.
  • Vệ sinh cả hai bầu ngực trước và sau khi cho bé bú.
  • Cho bé bú đúng kỹ thuật, đúng tư thế và bú đều cả 2 bên.
  • Ăn uống đầy đủ chất, uống đủ nước để mẹ khỏe mạnh.
  • Giữ tình thần thoải mái, không âu lo và ngủ đủ giấc.
  • Sử dụng loại áo ngực phù hợp, thoải mái nhất.

Với những kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng và chữa trị tắc tia sữa có mủ trong bài này, hy vọng các mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm để phát hiện, hạn chế tình trạng này.

Theo Gia Đình Là Vô Giá

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất