Những biểu hiện viêm tuyến sữa thường gặp & #7 Kinh nghiệm chữa trị hiệu quả cho mẹ

Thu gọn
Mục lục

Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, có rất nhiều những bệnh lý về sữa khác các mẹ đau, viêm và stress. Viêm tuyến sữa là một trong những bệnh lý phổ biến đó. Biểu hiện viêm tuyến sữa là gì? Hãy cùng Giadinhlavogia đi tìm hiểu về viêm tuyến sữa và cách điều trị.

Viêm tuyến sữa là gì?

Viêm tuyến sữa hay còn gọi là bệnh viêm tuyến vú là hiện tượng viêm nhiễm ở một hay nhiều ống dẫn sữa tới hai bầu ngực. Hiện tượng này liên quan chủ yếu đến việc cho bé bú và sẽ biến chứng nặng hơn nếu không chẩn đoán đúng và chữa trị kịp thời.

Biểu hiện viêm tuyến sữa

Viêm tuyến sữa đa phần tác động tới một bên vú và thường biến chứng rất nhanh. Các triệu chứng và dấu hiệu viêm tuyến sữa bao gồm:

  • Hiện tượng đau rát ở bầu ngực xuất hiện liên tục hoặc khi cho bé bú.
  • Có những vùng sưng đỏ trên vú, thậm chí sờ vào còn thấy nóng và đau nhói.
  • Xuất hiện các vùng cứng trên vú.
  • Viêm tuyến sữa có mủ màu trắng, màu vàng hoặc vệt máu.
  • Có mẹ xuất hiện triệu chứng giống bệnh cúm như sốt, sợ lạnh, đau nhức và mệt mỏi.
  • Chán ăn
  • Áp xe vú: Viêm tuyến sữa là một trong những nguyên nhân gây áp xe vú.

Giải đáp viêm tắc tia sữa & Cách chữa viêm tuyến sữa dân gian

Giải đáp viêm tắc tia sữa & Cách chữa viêm tuyến sữa dân gian

Nguyên nhân gây ra viêm tuyến sữa

Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến mẹ bị viêm tắc tuyến sữa:

Sữa bị mắc kẹt trong vú

Đây là nguyên nhân chính gây ra những biểu hiện viêm tuyến sữa ở mẹ. Sữa mẹ ứ đọng, hóa cục khiến sữa khó lưu thông.

Ống dẫn sữa bị tắc

Sau khi bé kết thúc bữa bú, nếu vú mẹ vẫn còn sữa thì các ống dẫn sữa có thể bị tắc. Nếu quá trình này xảy ra liên tục, thường xuyên thì dẫn đến viêm tuyến sữa.

Vi khuẩn xâm nhập vào vú

Trước và sau khi cho bé bú nếu mẹ không vệ sinh bầu ngực sạch sẽ, đây là cơ hội lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập qua ti mẹ vào trong ống dẫn sữa. Môi trường trong vú là điều kiện phù hợp cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Viêm vú mãn tính và ung thư biểu mô viêm

Bệnh viêm vú mãn tính có thể xảy ra ở cả mẹ đang cho con bú và mẹ không cho con bú. Các nội tiết trong cơ thể thay đổi, có thể làm cho các ống dẫn sữa bị ứ đọng, tắc nghẽn, tạo điều kiện khiến nhiễm trùng lan rộng.

Giải đáp: Biểu hiện viêm tuyến sữa & bị viêm tuyến sữa phải làm sao?

Những ai thường mắc phải bệnh viêm tuyến sữa?

Bệnh viêm tuyến sữa khi cho con bú hay xảy ra với mẹ sau sinh. Bệnh thường xuất hiện trong 6 đến 12 tuần đầu sau sinh hoặc xảy ra trong thời gian cho bé bú.

Sau đây là những yếu tố khiến chị em tăng nguy cơ xuất hiện bệnh viêm tuyến sữa:

  • Có tiền sử mắc viêm tuyến sữa ở lần mang thai trước.
  • Cho bé bú sai tư thế, bé chỉ bú 1 bên.
  • Mặc áo ngực không đúng kích cỡ, quá chật.
  • Mệt mỏi, kiệt sức, không được nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn uống không có kế hoạch cụ thể.
  • Có vết nứt hoặc loét ở đầu ti.
  • Mẹ bị bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị viêm tuyến sữa.

Xem thêm

Kinh nghiệm chữa viêm tuyến sữa

Với những nguyên nhân và biểu hiện viêm tuyến sữa như trên, có thể thấy viêm tuyến sữa là một bệnh về tuyến sữa rất nguy hiểm với những hậu quả và biến chứng khó lường.

Vậy viêm tuyến sữa phải làm sao? Khi mẹ bị viêm tuyến sữa hoặc có những biểu hiện bất thường cần chú ý những điều sau:

  • Tới ngay bệnh viện, cơ sở uy tín gần nhất để xét nghiệm, chẩn đoán mẹ bị bệnh gì, bị viêm tuyến vú hay áp xe vú,... Với những máy móc tiên tiến, hiện đại, mẹ sẽ dễ dàng biết được tình trạng bệnh và có phương hướng xử lý hiệu quả.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi quá trình tiến triển của bệnh để đưa ra giải pháp kịp thời.
  • Thuốc kháng sinh: Thông thường nếu mẹ được chẩn đoán viêm tuyến sữa thì sẽ cần sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau một thời gian các triệu chứng khó chịu sẽ giảm bớt và mất hẳn. Tuy nhiên không vì thế mà mẹ ngừng uống thuốc giữa chừng, điều này có thể khiến bệnh tái phát trở lại.
  • Mẹ có thể sử dụng những thuốc giảm đau hoặc hạ sốt mà không cần kê đơn như Paracetamol hoặc Ibuprofen,...
  • Uống đủ nước, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi thư giãn và ăn uống đủ chất theo lời khuyên của bác sĩ để hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh viêm tuyến sữa.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và tránh mặc quần áo bó sát.
  • Bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú? Khi bị viêm tuyến sữa, thậm chí nhiễm trùng thì mẹ vẫn nên cho bé bú. Vì chúng không gây hại, ảnh hưởng xấu tới bé. Đồng thời giúp mẹ giảm bớt các triệu chứng của bệnh.
  • Hút bỏ sữa còn thừa sau khi bé kết thúc bữa ăn.

Bài viết cùng chủ đề

Cách phòng chống viêm tuyến sữa

Để phòng chống và ngăn ngừa bệnh viêm tuyến sữa hay còn gọi là viêm tuyến vú thì mẹ có thể sử dụng các mẹo trị viêm tuyến sữa này:

  • Cho bé bú hết một bên trước khi chuyển sang bên còn lại.
  • Nếu sau khi bé kết thúc bữa bú, mẹ vẫn còn sữa thì nên hút hết sữa để bảo quản trong tủ lạnh, tránh tình trạng sữa dư thừa tích tụ trong ngực mẹ.
  • Thường xoay thay đổi tư thế khi cho bé bú nhưng phải đúng kỹ thuật.
  • Đảm bảo trẻ ngậm ti đúng cách khi bú mẹ.
  • Nếu mẹ đang hút thuốc thì cần cai thuốc.

Qua những kiến thức trong bài, các mẹ đã biết thêm về những biểu hiện viêm tuyến sữa, nguyên nhân, cách chữa cũng như cách phòng chống viêm tuyến sữa. Hy vọng bài viết này của Giadinhlavogia.com đã giải đáp được thắc mắc của các mẹ.

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất