[Giải Đáp] Nếu trẻ sơ sinh bị sặc sữa có nguy hiểm không?

Thu gọn
Mục lục

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa lên mũi? Mặc dù trẻ bị nghẹn chỉ là tai nạn nhỏ và rất dễ gặp phải nhưng nếu tình trạng này không được phát hiện, xử lý kịp thời thì tính mạng của con có thể bị đe dọa. Do đó, bố mẹ hãy tham khảo ngay bài viết này để có cách nhận biết, xử lý và phòng tránh khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa có nguy hiểm không nhé.

Xem thêm

Vì sao trẻ sơ sinh bị sặc sữa?

Nghẹn là phản xạ tự nhiên của cơ thể để ngăn ngừa nghẹt thở. Trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị nghẹn thường xuất phát từ những lý do sau đây:
  • Trẻ nuốt phải dị vật
  • Sữa mẹ quá nhiều khiến trẻ uống không kịp
  • Trẻ ăn quá nhanh, ăn không kịp nuốt
  • Thức ăn chưa đủ nhuyễn, kích thước lớn
  • Bố mẹ cho quá nhiều thức ăn vào miệng trẻ
  • Trẻ không thích mùi vị, độ mịn, độ đặc của thức ăn
Trẻ sơ sinh bú hay bị sặc sữa lên mũi vì bé bú quá nhanh, sữa mẹ quá nhiều làm trẻ không kịp nuốt.
 Trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa lên mũi khi ngủ và trẻ sơ sinh bị sặc sữa có nguy hiểm không?

 Trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa lên mũi khi ngủ và trẻ sơ sinh bị sặc sữa có nguy hiểm không?

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị sặc sữa

Sau đây là những dấu hiệu đặc trưng khi trẻ sơ sinh bú hay bị sặc sữa mà ông bố bà mẹ nào cũng cần chú ý:

Trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc mức độ 1

Theo Gia Đình Là Vô Giá nếu trẻ đang ăn mà bắt đầu ho tức là đường hô hấp của trẻ đang bị chặn bởi dị vật nên trẻ ho để đẩy dị vật ra ngoài. Trẻ có thể nôn mửa vì đây là phản xạ của cơ thể khi có dị vật ở thanh quản. Những dấu hiệu này đều là phản ứng tự nhiên để làm sạch cổ họng của bé.

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa mức độ 2

Nếu trẻ ngừng la hét, ngừng ho, ngừng phát ra âm thanh và bắt đầu thở hổn hển, thở khò khè tức là đường thở đang bị vướng dị vật khiến bé nghẹt thở. Một trong những biện pháp giúp bé không bị nghẹn là vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú xong.

Trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa lên mũi mức độ 3

Nếu da trẻ chuyển màu (đỏ hơi xanh, đỏ tươi, tái xanh), sùi bọt mép, không thể hít vào tức là trẻ đang bị nghẹt thở nghiêm trọng. Trong một vài trường hợp trẻ có thể bị mất ý thức.

Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sặc sữa khác

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa có nguy hiểm không? Có chứ, nếu bé bị sặc nhẹ thì các mẹ có thể vỗ ợ hỏi giúp bé không bị sặc nữa, tuy nhiên nếu bị nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Chân tay cứng đờ, miệng ú ớ
  • Sữa, nước, cháo, canh … trào ra từ mũi, miệng
  • Nôn khan, cổ họng phát ra âm thanh bất thường
Cách giải quyết tốt nhất khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa đó là bạn nên gọi xe cấp cứu và bình tĩnh thực hiện thủ thuật sơ cứu trong khi đợi bác sĩ đến.

Những thủ thuật sơ cứu khi trẻ sơ sinh bú hay bị sặc sữa

Trong thời gian đợi xe cấp cứu đến, bạn có thể thử “giải cứu” đường thở cho trẻ bằng các cách sau đây:
Có nên vỗ lưng trẻ sơ sinh? Có chứ, khi bé bị sặc sữa. Các mẹ khi vỗ lưng cho trẻ sơ sinh bị sặc sữa hãy chú ý cẩn thận vì xương của bé rất yếu

Không cố gắng móc dị vật ra

Nếu bạn có thể nhìn thấy dị vật tắc nghẽn, hãy dùng ngón tay cẩn thận gạt nó ra. Nếu bạn không nhìn thấy vật đó, đừng cố móc dị vật ra ngoài vì trong lúc vô tình ngón tay của bạn có thể đẩy dị vật vào sâu hơn nữa.

Vỗ lưng

Theo Gia Đình Là Vô Giá nếu các mẹ đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay, để đầu trẻ nghiêng và mặt hướng xuống dưới. Vỗ vào phần giữa bả vai của trẻ để tăng áp lực trong lồng ngực giúp tống dị vật ra ngoài. Thực hiện vỗ 5 lần, sử dụng ức bàn tay để vỗ. Nhớ là vỗ nhanh, vỗ chắc nhưng phải nhẹ vì cơ quan nội tạng của trẻ sơ sinh khá mỏng manh.

Ấn ngực

Trường hợp trẻ sơ sinh bị sặc sữa nếu bé ho, hãy để trẻ tự ho để tự tống dị vật ra ngoài. Nếu trẻ không thể ho bật dị vật ra được lúc này thì mẹ hãy đặt trẻ nằm ngửa, người nghiêng, đầu hướng xuống dưới. Dùng ngón giữa và ngón trỏ của bạn nhấn vào vùng thượng vị của trẻ 5 lần (vùng trên rốn, dưới xương ức) nhấn sâu từ 1.3 – 2.5 cm.

Hút thông

Trong trường hợp cháo, nước, sữa … trào ra từ mũi, miệng hãy hút ra để thông đường thở cho bé. Nếu chúng không chảy ra ngoài, bạn vẫn phải kiểm tra và hút sạch chúng ra ngoài để tránh làm ứ đọng sữa, cháo … trong đường hô hấp của trẻ.
Bạn hãy chú ý đến độ đặc, độ mịn trong thức ăn để tránh việc trẻ sơ sinh bú hay bị sặc sữa.
 
Bài viết cùng chủ đề:

Cách phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị sặc sữa

Để hạn chế tối đa nguy cơ trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị nghẹn, phụ huynh cần áp dụng các biện pháp sau:

Khi cho trẻ bú mẹ

  • Bế đúng tư thế, khi cho bú hãy quan sát trẻ thật kỹ từ lúc mút sữa đến khi nuốt xuống.
  • Khuyến khích trẻ nuốt xong rồi mới bú tiếp, tránh để bé bú liên tiếp gây sặc sữa.
  • Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau khi bú xong để bé không bị sặc.

Khi cho trẻ bú bình

  • Kiểm tra núm vú trước khi cho bú, tránh để lỗ thông núm ti quá to làm sữa chảy xuống quá nhiều khiến trẻ nuốt không kịp.
  • Không cho trẻ bú khi đang chơi, khóc, ho …

Khi cho trẻ ăn dặm

  • Khuyến khích trẻ ngồi yên trong bữa ăn, khi ăn đặt trẻ ngồi thẳng.
  • Không cho trẻ ăn vội, không ép trẻ ăn nhiều hơn mức trẻ có thể ăn.
  • Chọn thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ (từ bột, cháo, trái cây, ngũ cốc, bánh quy ăn dặm …)
  • Kiểm tra kĩ kích thước, độ mịn, độ sánh của thức ăn trước khi cho trẻ ăn dặm.
  • Quan sát trẻ trong khi ăn, không để trẻ tự ăn một mình.
Ngoài ra, bạn không nên cho bé chơi với đồ vật nhỏ, đồ chơi có chi tiết nhỏ để ngăn ngừa việc trẻ sơ sinh bị sặc sữa. Hãy tham gia các lớp học dạy sơ cứu cho trẻ sơ sinh để có thể xử lý nhanh chóng trong những trường hợp khẩn cấp, bố mẹ nhé.

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất